VIÊM SỤN VÀNH TAI

VIÊM SỤN VÀNH TAI
(Bệnh tai ngoài nhiễm trùng)

ĐỊNH NGHĨA

Là một tình trạng nhiễm tràng của sụn, màng sụn vành tai. Bệnh có thể xuất hiện sau quá trình điều trị không phù hợp những trường hợp như: viêm ống tai ngoài cấp, viêm mô tế bào tai ngoài, sau tai nạn có tổn thương loa tai, sau phẫu thuật hoặc sau xỏ lỗ tai xuyên sụn.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Thường gặp nhất là Pseudomonas

TRIỆU CHỨNG

•    Sưng nề, đỏ vùng loa tai.

•    Đau vành tai và đau sâu trong ống tai

•    Có thể đỏ cả những vùng xung quanh loa tai.

•    Ngứa

ĐIỀU TRỊ

Kháng sinh •    Nhóm Fuoroquinolones

•    Ciprofloxacin (ciprobay, opecipro…), liều lượng 500mg x 2 lần/ngày

•    Hoặc Levofloxacine (levotab, tavanic…), liều lượng 500mg x 1 lần/ngày

Chống viêm, chống phù nề: steroids •    Methylprednisolone (Medrol 4mg, 16mg)

•    hoặc prednisolone (prednisone 5mg)

•    Liều lượng 20 – 40 mg/ngày

Giảm đau • Acetaminophene (Efferalgan 500mg, Hapacol 500mg, panadol 500mg,…) liều lượng 500mg x 3-4 lần/ngày

Trong trường hợp nặng, bệnh nhân đau nhiều, vành tai sưng, đỏ, đụng vào rất đau, có khi đỏ lan ra cả vùng xung quanh tai  cần phải nhập viện truyền kháng sinh tĩnh mạch, chích tĩnh mạch steroid và chăm sóc tại chỗ

Kháng sinh •    Nhóm Fluoroquinolones

•    Ciprofoxacin (ciprobay 200mg/100ml truyền TM,…), 200mg/100ml x 2 lần/ngày

•    Phối hợp với nhóm amikacin (amikaye 250mg, tiêm bắp), liều lượng 250mg/2ml x 2-3 lần/ngày

•    Nếu nghi ngờ nhiễm vi khuẩn kị khí, có thể phối hợp vđi metronidazole, liều lượng 15mg/kg/ngày (chai  300mg/100ml truyền TM)

Chống viêm, chống phù nề: steroids • Methylprednisolone (solumedrol 40mg), liều lượng 40-80mg/ngày
Giảm đau • Acetaminophene (Efferalgan 500mg, Hapacol 500mg, panadol 500mg,…) liều lượng 500mg x 3-4 lần/ngày

Viêm mạn tính cần phải can thiệp PT, cắt lọc mô hoại tử, bảo tồn da.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *