Cách phòng và điều trị táo bón

Táo bón là một hội chứng rối loạn cảm giác đại tiện, phân rắn, đi đại tiện khó khăn, đi đại tiện ít < 3 lần/ tuần

Nguyên nhân gây táo bón:

Do tâm lý không tốt như người trầm cảm, người bị lạm dụng tình dục

Do ăn ít rau củ quả không cung cấp đủ chất xơ, không uống đủ nước

Do dùng một số loại thuốc như thuốc trầm cảm, thuốc phiện, thuốc kháng cholinergic, thuốc hủy thần kinh,…

Do đại tràng ì, chậm nhu động

Do các bệnh về thần kinh như xơ cứng nhiều nơi, tai biến mạch máu não, tổn thương rễ thần kinh, bệnh parkinson,…

Do rối loạn vận động sàn chậu, tắc nghẽn sàn chậu, sa trực tràng, phình giãn ruột non, phình giãn trực tràng, lồng trực tràng,…

Do rối loạn chuyển hóa như suy giáp, tăng calci máu, giảm kali máu, đái tháo đường,…

Do không vận động, ít vận động, do lão hóa, thần kinh bị tổn thương, do tâm thần, lạm dụng thuốc, do chế độ dinh dưỡng không hợp lý,…

Trẻ em bị táo bón có thể do bị tập đi vệ sinh cưỡng bức ép buộc, bố mẹ can thiệp quá nhiều, ngoài ra còn do chứng sợ toilet,…

Triệu chứng của táo bón:

Phân rắn, số lần đại tiện giảm, thời gian đi đại tiện kéo dài, đi lâu và khó khăn

Hầu hết các trường hợp không có triệu chứng đặc biệt, đa số đều bình thường

Toàn thân không có gì thay đổi, không gầy, không sút cân, không sốt, không thiếu máu, không mất cảm giác ngon miệng

Có thể có chướng bụng, đầy hơi

Khi thăm khám trực tràng có thể phát hiện một số dấu hiệu như phân rắn, có thể có máu, trĩ, rách hậu môn, rò, sa trực tràng

Khi khám mà phát hiện các dấu hiệu, đặc biệt ở người trên 50 tuổi thì có nguy cơ cao mắc bệnh táo bón như sút cân, thiếu máu, phân có máu, đột ngột thay đổi khuôn phân

Cách điều trị và phòng bệnh:

Khi tìm được một số bệnh có thể gây táo bón như sa trực tràng, suy giáp, tăng calci máu,… cần phải điều trị ngay nguyên nhân và điều trị dứt điểm.

Thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ, ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước

Thay đổi thói quen, chế độ sinh hoạt, nên sinh hoạt đúng giờ, điều độ

Tập thể dục, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao

Dùng một số loại thuốc như thuốc nhuận tràng, thuốc bôi trơn, glycerin đặt hậu môn, ion magie, kẽm, calci,… giúp tăng cường vận động tiêu hóa.

Có thể dùng liệu pháp tâm lý, giúp bệnh nhân thay đổi dần thói quen xấu, rèn luyện các thói quen tốt, giảm các chất béo, chất khó tiêu, tăng cường rau xanh, các loại chất mát, hoa quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *