Một số hiểu biết về viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh phổ biến, bệnh gây tổn thương tại màng hoạt dịch, bệnh viêm nhiều khớp, đặc biệt là các khớp bàn tay, kèm theo dấu hiệu cứng khớp, có sự xuất hiện các yếu tố dạng thấp trong huyết thanh. Bệnh có những biểu hiện ngoài khớp như hạt thấp dưới da, viêm mạch tổn thương tim. Bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tàn phế cao do hủy khớp.

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp:

Tác nhân gây bệnh là virut epstein barr, virut này làm sinh ra yếu tố dạng thấp, sinh ra kháng thể. Khi kháng thể kết hợp với kháng nguyên thì kích thích các mô sinh ra các yếu tố viêm gây phá hủy mô

Bệnh còn có thể do di truyền

Bệnh tiến triển theo độ tuổi: tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao do cơ thể bị lão hóa, các khớp mòn đi và có thể mất đi

Bệnh còn do thừa cân, béo phì khi ấy các khớp như đầu gối, háng, cột sống chịu áp lực nặng dễ bị viêm khớp dạng thấp

Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn ở nam đặc biệt là thời kỳ sau mãn kinh và loãng xương do phụ nữ có cơ địa yếu hơn nên nguy cơ mắc bệnh xương khớp nhiều hơn

Người mang vác nặng, hoạt động quá sức, thường xuyên lao động nặng nhọc dễ mắc bệnh

Ngoài ra một số yếu tố khác như thời tiết lạnh, ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi hoặc sau phẫu thuật, sau chữa trị gây nguy cơ bệnh cao

Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp:

Khớp tổn thương, khớp thường mắc bệnh là khớp ngón tay, khớp cổ tay, khớp gối, khớp khuỷu, khớp vai

Khớp thường cứng vào buổi sáng dài hơn một giờ

Có thể viêm mao mạch, hồng ban dưới da, tổn thương hoại tử tiểu động mạch quanh móng, đầu chi, tắc mạch lớn

Các cơ cạnh khớp teo do ít vận động, viêm gân, dây chằng co kéo hoặc lỏng lẻo, có thể đứt gân,…

Có thể có hội chứng thiếu máu do suy tủy hoặc viêm mạn tính

Rối loạn thần kinh thực vật, tính tình thay đổi, bốc hỏa

Cách điều trị viêm khớp dạng thấp:

Có thể dùng một số loại thuốc chống viêm như steroid, thuốc giảm đau, thuốc chống sốt rét tổng hợp, …

Tiêm nội khớp

Tập các bài tập phù hợp, chống dính khớp, tránh vận động quá mức, tránh làm việc quá sức, sử dụng các loại quần áo, giày dép phù hợp, nên sử dụng loại mềm nhẹ

Ngoài ra còn có thể điều trị bằng ngoại khoa, chỉnh hình các gân, cơ, khớp nhỏ, có thể điều trị bằng thay các khớp, châm cứu, điều trị bằng các liệu pháp mát xa.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *