Nguyên nhân triệu chứng của viêm loét dạ dày

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh mà niêm mạc bị tổn thương do tác động của dịch vị. Đây là một bệnh khá phổ biến, xuất hiện từ khá lâu. Bệnh dễ tái phát, điều trị chi phí cao và có thể gây một số biến chứng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của mỗi người.

Nguyên nhân gây loét dạ dày, tá tràng:

Do nhiễm trùng bởi các loại virus như HSV, CMV, lao,…

Do bệnh nhân dùng một số loại thuốc như aspirin, corticosteroid,…thường bị loét nhiều ổ

Loét do tự miễn

Loét do các bệnh mạn tính hoặc suy đa tạng như loét do stress, do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, do xơ gan, suy thận hoặc do ghép tạng

Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như mắc các bệnh u bài tiết gastrin, do chiếu xạ, do tăng hoạt động của tế bào G ở hang vị

Triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng:

Đau bụng ở vùng thường vị, đau khó chịu, âm ỉ, dữ dội, đau có thể có chu kỳ hoặc từng đợt. Loét tá tràng làm bệnh nhân thường đau vào lúc đói hoặc sau bữa ăn 2-3 giờ. Loét dạ dày khiến bệnh nhân thường đau sau ăn vài chục phút đến vài giờ

Buồn nôn chất nôn có thể dính chất màu đen sẫm, chán ăn, nóng rát, đầy bụng, sút cân, ợ chua

Bụng có thể trướng hoặc co cứng

Rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân có thể tiêu chảy, táo bón

Một số biến chứng của loét dạ dày:

Xuất huyết tiêu hóa, chảy máu dạ dày là biến chứng thường gặp nhất, máu rất khó cầm. Bệnh nhân có thể nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu

Thủng dạ dày, dò ổ loét gây viêm phúc mạc làm dịch vị có thể tràn ra ổ bụng khiến bệnh nhân đau dữ dội

Hẹp môn vị, lúc này thức ăn lưu thông xuống dạ dày bị trở ngại. Lúc này bệnh nhân đau dữ dội, nôn ra thức ăn của ngày hôm trước, có mùi hôi thối, bệnh nhân đau nhiều khi nằm, người bệnh mệt mỏi, da tái xanh, thèm ăn mà ăn nhiều vào lại đau hơn

Ung thư dạ dày thuộc gặp ở trường hợp loét bờ cong nhỏ, môn vị. Các trường hợp viêm loét do viêm nhiễm dễ bị biến chứng này

Cách điều trị và phòng tránh loét dạ dày:

Các thuốc điều trị loét dạ dày

Thuốc trung hòa axit dịch vị

Thuốc ức chế H2 như ranitidin, famotidin,…

Thuốc ức chế bơm proton như pantoprazol, lansoprazol,…

Sucralfat giúp hồi phục biểu mô bề mặt, hấp thu pepsin

Prostaglandin

Thuốc chống HP như kháng sinh amoxicillin, tetraxyclin,…

Người bệnh hạn chế rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích

Giữ tâm lý thoải mái tránh căng thẳng, stress

Không nên ăn nhiều thức ăn chua cay, tránh ăn quá no, khi ăn nên nhai kỹ

Nên sử dụng các loại thức ăn mềm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *