VIÊM MŨI MÃN TÍNH

VIÊM MŨI MÃN TÍNH

I. ĐỊNH NGHĨA

Là quá trình viêm xảy ra tại niêm mạc mũi kéo dài trên 2 tuần hoặc tái đi tái lại nhiều lần.

II. TRIỆU CHỨNG

– Cơ năng: nghẹt mũi, đôi khi có chảy mũi đặc vàng hoặc xanh, ho dai dẳng

– Khám: niêm mạc mũi đỏ sậm, xuất tiết nhày đục.

III. X- QUANG

Các xoang có phản ứng niêm mạc nhẹ.

IV. THỂ LÂM SÀNG

4.1. Viêm mũi quá phát

Là quá trình viêm tại niêm mạc mũi kéo dài với những cơn sung huyết niêm mạc tái diễn.

– Triệu chứng: nghẹt mũi là chính, ho húng hắng

– Khám: niêm mạc sung huyết đỏ, cuốn dưới phình to, xuất tiết nhày

– Điều trị:

• Tại chỗ : xông mũi Dexacol và melyptol.

• Toàn thân:

+ Chống sung huyết: Actiíed 1 vx2 trong 5 ngày.

Cẩn thận ở những người có bệnh lý tim mạch.

+ Chống viêm: Alphachymotrypsine (a choay 21pK) 2v X 2,3 lần/ngày, Norìux 90mg 2v X 2 trong 5 ngày.

• Điều trị nội không hiệu quả: có chỉ định ngoại khoa như cắt bán phần cuốn dưới.

4.2. Viêm mũi xuất tiết

– Là tình trạng viêm mũi tái diễn nhiều lần, làm các tuyến nhầy phát triển quá mức.

– Triệu chứng: nghẹt mũi,sổ mũi, ho dai dẳng.

– Khám: niêm mạc đỏ xậm,có xuất tiết nhày.

– Điều trị

• Tại chỗ: nhỏ mũi bằng NaCl 9%c, xông mũi với Dexacol và melyptol

• Toàn thân:

Toàn thân

Tại chỗ

– Chống viêm loại enzym: Alphachymotrypsine (a 21pK), hoặc lysozyme (như Noílux 90mg) 2v x 2 lần/ngày uống 5 ngày

– Chống sung huyết và chảy mũi: Actifed 1v x 2-3 lần/ngày

– Kháng Histamin : Cetirizine 10mg (Zyrtec, Cetrin) 1v/ngày hoặc Loratadine (Clarityne, Alertin) hoặc Fexofenadine (Telfast, Alerfast) 60mg 1v x 2 lần/ngày

– Giảm đau: Paracetamol (Panadol, Efferalgan) 0,5 g 1v X 2 lần/ngày trong 3 ngày

– Kháng sinh: Nếu dịch mũi màu xanh, phải cho thêm kháng sinh (dùng 1 trong các loại sau):

+ Amoxicillin (Clamoxyl) 0,5 g: 2v x 2 lần/ngày

+ Amox + A.Clavu (Augmentin, Curam, Moxiclav) 0,625g: 1v x 2-3 lần/ngày + Cefadroxil (Biodroxil) 0.5g 2v x 2 lần/ngày + Cefuroxim (Zinnat, Ceroxim..) 0,25g: 1v x 2 lần/ngày

+ Cefaclor (Ceclor) 0,25g hoặc 0,375g: 1v x 2 lần/ngày

Xông mũi: Dexacol và melyptol trong 5 ngày.

4.3. Viêm mũi teo

Là quá trình viêm tại niêm mạc mũi kéo dài và nặng ở 1 số cơ địa làm teo niêm mạc mũi

– Giai đoạn đầu:

• Nghẹt mũi, xì mũi vàng xanh lẫn vẩy mũi.

• Khám: sàn mũi có mủ nhầy, cuốn dưới đỏ, đầu cuốn giữa khô có vẩy màu nâu.

– Giai đoạn hai:

• Mũi có mùi thối tanh, xì ra mũi lẫn vẩy vàng xanh. Bệnh nhân cảm thấy

nghẹt mũi, mất khứu, đôi khi nhức đầu.

• Khám: lấy hết vẩy mũi thấy hốc mũi rộng, niêm mạc nhợt nhạt, teo dính

vào xương.

Điều trị

– Dùng kháng sinh: nếu BC tăng (> 10.000) hoặc bệnh > 5 ngày bằng: (một trong các loại thuốc)

• Amoxicillin (Clamoxyl) 0,5g: 2v x2 lần/ngày

• Amox+A.Clavu (Augmentin, Curam, Moxiclav) 0,625g: 1v x 2-3 lần/ngày

• Cefadroxil (Biodroxil) 0.5g: 2v x 2 /ngày

• Cefuroxime (Zinnat, Zinmax…) 0,25g: 1v x 2-4 lần/ngày

• Cefaclor (Ceclor) 0,25 hoặc 0,375g: 1v x 2 lần/ngày

• Có thể phối hợp vđi Bactrim (TrimethoprimBP + sulfamethoxazoleBP) 0,96g: 1v X 2 lần/ngày

– Rửa mũi bằng NaCl 0,9%, Stérimar hoặc Sinomarin

– Lẩy vẩy mũi

– Điều trị ngoại khoa khi điều trị nội khoa thất bại: làm hẹp hốc mũi bằng độn dưới niêm mạc vách ngăn và sàn mũi bằng mảnh xương tự thân hoặc Silicon.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *