VIÊM CỔ TỬ CUNG

Hai tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là Neisseria gonorrhoeae và Chlamydia trachomatis.

10% – 20% viêm cổ tử cung sẽ diễn tiến đến viêm vùng chậu.

I.  NGUYÊN NHÂN

Neisseria gonorrhoeae và Chlamydia trachomatis.

II.  CHẨN ĐOÁN

–  Lâm sàng

+ Không có triệu chứng lâm sàng nổi bật.

+ Có nhiều huyết trắng màu vàng hay xanh, đóng ở cổ tử cung.

+ Khí hư: vàng, xanh, mùi hôi, có thể ra trong suốt tháng gây ra nhiều khó chịu, đau lưng.

+ Cổ tử cung lộ tuyến, viêm đỏ, phù nề, dễ chảy máu khi đụng chạm.

–  Cận lâm sàng

+ Xét nghiệm vi trùng học huyết trắng lấy từ kênh cổ tử cung sau khi đã chùi sạch cổ ngoài, có nhiều tế bào bạch cầu.

+ Nếu có song cầu gram (-) hình hạt cà phê có thể chẩn đoán nguyên nhân do lậu cầu.

+ Nếu XN có VK lậu điều trị thêm Chlamydia (theo WHO).

III.  ĐIỀU TRỊ

–  Điều trị lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae)

+ Cefixime 400mg uống 1 liều duy nhất, hoặc + Ciprofloxacin 500mg uống 1 liều duy nhất, hoặc + Ofloxacin 400mg uống liều duy nhất, hoặc + Levofloxacin 250mg uống liều duy nhất.

Nếu có thai dùng Ceftriazone 125mg (tiêm bắp) liều duy nhất.

–  Điều trị Chlamydia

+ Azithromycin 1g uống liều duy nhất, hoặc + Docycyclin 100mg x 2 lần/ngày x 7 ngày (uống sau ăn), hoặc + Tetracycin 500mg x 4 lần/ngày x 7 ngày (uống), hoặc + Erythromycin 500mg x 4 lần/ngày x 7 ngày (uống).

Chú ý: luôn luôn điều trị cho bạn tình

–  Metronidazole 2g uống 1 liều duy nhất.

–  Không dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

–  Nếu có thai chỉ dùng Erythromycin và Azithromycin.

–  Nếu xét nghiệm lậu (+) ->tư vấn HIV, VDRL, HBsAg.

IV.  THEO DÕI

–  Tái khám khi có gì lạ.

–  Khám phụ khoa định kỳ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *