I. THAI TRỨNG TOÀN PHẦN
1.1 Định nghĩa: toàn bộ các gai nhau đều thoái hóa thành các bọc trứng.
1.2 Chẩn đoán
– Siêu âm: hình ảnh bão tuyết hay hình chùm nho.
– Định lượng βhCG/ máu hay βhCG/nước tiểu: 1000 ^ 1 triệu mlU/ml.
– Thấy mô trứng qua quan sát đại thể bằng mắt thường mẫu mô từ TC ra.
– Giải phẫu bệnh xác nhận chẩn đoán là thai trứng toàn phần.
II. THAI TRỨNG BÁN PHẦN
2.1 Định nghĩa: bên cạnh những bọc trứng còn có các mô nhau thai bình thường hoặc có cả phôi, thai nhi (thường chết, teo đét).
2.2. Chẩn đoán
– Siêu âm: bánh nhau to hơn bình thường, có hình ảnh nang nước trong nhau thai, có túi thai, có thể có hoặc không có thai nhi.
– Định lượng βhCG/ máu hay βhCG/nước tiểu: 100 – > 1 triệu mlU/ml.
– Thấy mô trứng và nhau thai khi quan sát đại thể bằng mắt thường mẫu mô từ TC ra.
– Giải phẫu bệnh xác nhận chẩn đoán là thai trứng bán phần.
III. NHỮNG YẾU TỐ TIÊN HƯỢNG CỦA THAI TRỨNG CÓ NGUY CƠ DIỄN BIẾN THÀNH U NGUYÊN BÀO NUÔI
Bảng điểm phân loại thai trứng có nguy cơ diễn tiến thành UNBN (WHO-1983)
0 |
1 |
2 |
4 |
|
Loại |
Bán phần |
Toàn phần |
Lập lại |
|
Kích thước TC so với tuổi thai (theo tháng) |
=hay < 1 |
> 1 |
> 2 |
> 3 |
βhCG (IU/L) |
< 50.000 |
> 50.000 |
> 100.000 |
> 1 triệu |
Nang hoàng tuyến (cm) |
< 6 |
> 6 |
> 10 |
|
Tuổi (năm) |
< 20 |
> 40 |
> 50 |
|
Yếu tố kết hợp |
Không có |
> 1 yếu tố |
– Yếu tố kết hợp: nghén nhiều, tiền sản giật, cường giáp, rối loạn đông máu rải rác trong lòng mạch, tắc mạch do nguyên bào nuôi
– Nếu số điểm < 4: nguy cơ thấp.
– Nếu số điểm > 4: nguy cơ cao.
Chẩn đoán của thai trứng thường có nguy cơ kèm theo.
VD: thai trứng toàn phần nguy cơ cao, hay thai trứng bán phần nguy cơ thấp.
IV. ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc điều trị: Cần xử trí ngay sau khi đã có chẩn đoán bệnh.
4.1 Làm các xét nghiệm cần thiết
– Huyết đồ, nhóm máu, Rh.
– Chức năng gan, thận, tuyến giáp.
– Điện giải.
– X quang tim phổi thẳng.
– Tổng phân tích nước tiểu.
4.2 Chuẩn bị người bệnh
– Tư vấn tình trạng bệnh cho người bệnh và thân nhân: loại bệnh, phương pháp điều trị.
– Khám chuyên khoa các bệnh đi kèm: Khám nội tiết nếu có cường giáp, khám tim mạch nếu có cao HA mãn …
– Truyền máu: nếu có thiếu máu nặng.
– Xét nghiệm tiền hóa trị 1 ngày trước hay vào ngày vô hóa chất.
4.3 Hút nạo buồng tử cung
– Tiền mê hay gây tê cho người bệnh. Truyền tĩnh mạch Glucose 5% hay Lactat Ringer hay Natriclorua 9 %0.
– Nếu cổ TC đóng, nong cổ TC đến số 8 – 12, hút thai trứng bằng ống Karman 1 van hay 2 van. Hút sạch buồng TC.
– Sử dụng thuốc co hồi TC: Truyền TM dung dịch có pha Oxytocin.
– Lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm mô học (GPB): mô trứng, mô nhau.
– Sử dụng kháng sinh: Doxycyclin 100mg 1 viên x 2 lần/ngày (5 ngày) hay Cephalexin 500mg 1 viên x 3 lần/ ngày (5 ngày)
– Theo dõi sau hút nạo buồng TC: Tổng trạng, M, HA, co hồi TC, huyết âm đạo, đau bụng.
– Nếu 3 ngày sau, khám lại thấy TC còn to do ứ dịch lòng TC nhiều hay còn mô trứng, nạo kiểm tra lại.
4.4 Cắt TC
– Nếu bệnh nhân > 40 tuổi, đủ con, có chẩn đoán thai trứng nguy cơ cao.
– Băng huyết hay không kiểm soát được tình trạng chảy máu nặng từ TC.
4.5 Hóa dự phòng với thai trứng nguy cơ cao: phác đồ đơn hóa trị, 1 đợt duy nhất.
a. Methotrexate và Folinic Acid (MTX-FA)
– Methotrexate 1,0 mg/kg cách mỗi ngày với 4 liều.
– Folinic Acid (Leucovorin) 0,1 mg /kg. Leucovorin dùng 24 giờ sau mỗi liều Methotrexate.
– Đây là phác đồ đơn hóa trị chuẩn, ít gây tác dụng phụ.
b. Actinomycin D 1,25 mg/m2 tiêm tĩnh mạch mỗi ngày trong 5 ngày. Dùng cho những người bệnh có men gan cao.
c. Metrotrexate 0,4 mg/kg, tiêm bắp trong 5 ngày. Được sử dụng cho những người bệnh không có điều kiện ở BV dài ngày, thể trạng tốt, ít có khả năng có tác dụng phụ.
4.6 Điều kiện hóa trị: Không sử dụng hóa trị khi
– Nếu BC < 3000/mm3, BC đa nhân trung tính <1500/mm3, tiểu cầu < 100000/mm3.
– Men gan: SGOT, SGPT > 100UI/L.
4.7 Các tác dụng phụ của hóa trị
– Nhiễm độc về huyết học và tủy xương: Giảm BC, giảm 3 dòng, thiếu máu.
+ BC giảm: dùng thuốc nâng BC (Neupogen).
+ Truyền máu: HC lắng, tiểu cầu.
– Nhiễm độc với đường tiêu hóa: viêm niêm mạc miệng, viêm dạ dày, viêm ruột hoại tử.
+ Nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch, hay ăn thức ăn lỏng nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
+ Kháng sinh, Vitamin.
+ Truyền dịch và bù điện giải nếu cần
– Nhiễm độc với da: rụng tóc và tăng dị ứng mẫn cảm.
+ Sử dụng kháng Histamin và Corticoid nếu có dị ứng.
– Nhiễm độc với gan: Tăng men gan.
+ Ngưng hóa trị nếu men gan tăng > 100.
+ Thuốc bảo vệ tế bào gan: Fortec.
4.8 Theo dõi sau điều trị tại viện
– βhCG/máu mỗi 2 tuần, cho đến khi βhCG/máu < 5mIU/ml 3 lần.
– Sự co hồi TC, kích thước nang hoàng tuyến.
– Tình trạng ra huyết âm đạo, kinh nguyệt.
4.9 Tiêu chuẩn xuất viện
– βhCG/máu < 5mIU/ml 3 lần.
– TC + 2 PP bình thường.
– Không xuất hiện di căn.
4.10 Các biện pháp tránh thai sử dụng trong thời gian theo dõi sau thai trứng
– Thuốc viên tránh thai uống dạng phối hợp nếu không có chống chỉ định sử dụng thuốc.
– Bao cao su.
– Triệt sản.
4.11 Theo dõi sau khi xuất viện và vấn đề có thai lại sau điều trị thai trứng
– βhCG/máu một tháng một lần trong 6 tháng, sau đó 2 tháng một lần trong 6 tháng tiếp theo, và 3 tháng một lần trong vòng 12 tháng.
– Thời gian theo dõi tối thiểu với thai trứng nguy cơ thấp là 6 tháng và thai trứng nguy cơ cao là 12 tháng.
– Sau thời gian theo dõi, người bệnh được có thai trở lại. Khi có dấu hiệu mang thai, cần đi khám thai ngay, chú ý vấn đề theo siêu âm và βhCG/máu đề phòng bị thai trứng lập lại.
Phác đồ 1: Nguyên tắc xử trí Thai trứng