SUY SINH DỤC NAM

SUY SINH DỤC NAM

 

ĐẠI CƯƠNG

1. Định nghĩa.

Suy sinh dục là một bệnh bẩm sinh hay mắc phải, gây nên hiện tượng các tế bào Leydig của tinh hoàn bị thóai triển, không sản xuất hoặc sản xuất được ít testosteron trong cơ thể. Từ sự suy giảm testosteron gây nên hàng loạt các hội chứng bệnh trên các phủ tạng chịu tác động bởi testosteron.

2. Nguyên nhân.

a. Tại tinh hoàn.

– Bị cắt tinh hoàn trong m ột số trường hợp bệnh lý và chấn thương.

– Chấn thương: dập nát dẫn tới xơ hóa hoàn toàn tinh hoàn.

– Viêm mạn tính dẫn tới xơ teo tinh hoàn.

-Teo tinh hoàn do tinh hoàn không ở bìu mà bị lạc chỗ sang các vị trí khác như: ở trên nếp mu, ở trong ổ bụng, ống bẹn…

– Những người mắc một số bệnh như ung thư tuyến tiền liệt phải dùng nhiều loại thuốc điều trị nội tiết tố kháng androgen.

b. Ngoài tinh hoàn.

– Các bệnh rối loạn về gen gây loạn sản tinh hoàn như các hội chứng:

+ Hội chứng Klinefelter (47 XXY).

+ Hội chứng Turner (45 X).

+ Hội chứng Turner với X chromatin dương tính.

+ Hội chứng Turner với X chromatin âm tính.

– Các bệnh rối loạn về các men sinh dục.

– Bệnh suy tuyến yên (bẩm sinh hoặc mắc phải) gây suy giảm các hormon LH và FSH.

CHẨN ĐOÁN

1. Các triệu chứng lâm sàng.

– Có đầy đủ các triệu chứng lâm sàng của hội chứng suy giảm nội tiết tố testosteron trong máu.

– Khám thực thể: tinh hoàn teo nh ỏ, tinh hoàn không ở trong bìu (sờ thấy tinh hoàn ở trên ống bẹn hoặc không sờ thấy hoàn toàn tinh hoàn ở trong bìu).

2. Cận lâm sàng.

–  Định lượng cả 5 hormon: LH, FSH, prolactin, estradiol, testosteron để tìm các rối loạn về nội tiết tố sinh sản.

– Các xét nghiệm về gen.

+ Nhiễm sắc thể XY.

+ Vật thể Barr.

+ Phản ứng di truyền TDF để tìm dấu vết của gen hình thành tạo tinh hoàn.

– Chẩn đoán hình ảnh để tìm hình ảnh tinh hoàn và các bộ phận của nam giới.

+ Siêu âm.

+ Chụp vi tính cắt lớp vùng tiểu khung.

+ Nhấp nháy đồ.

ĐIỀU TRỊ

1. Bồi phụ LH dưới dạng thuốc tiêm.

Pregnyl 500 đv, 1000 đv, 1500 đv (tiêm bắp). Liều lượng tùy theo lứa tuổi.

2. Bồi phụ testosteron.

a. Dạng uống: liều lượng tùy theo lứa tuổi.

– Undecanoat testosteron 40 mg/viên:

+ Liều tấn công: 3 – 4 viên/ngày x 30 ngày.

+ Liều duy trì: 1 – 2 viên/ngày x 30 ngày.

–  Mesterolon 25 mg/viên:

+ Liều tấn công: 4 viên/ngày x 30 ngày.

+ Liều duy trì: 2 viên/ngày x 30 ngày

b. Dạng tiêm: liều lượng tùy theo lứa tuổi.

– Mesterolon 250 mg/ống/tuần x 4 tuần (tiêm bắp).

– Sustanon 250 mg/ống (tiêm bắp).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *