NHU CẦU LIPID CỦA CƠ THỂ

Theo bảng nhu cầu khuyến nghị năm 1996, với người trưởng thành Việt Nam năng lượng từ lipid cung cấp cần thiết giữ ở mức 18-20%, tối thiểu cần đạt 15% tổng số năng lượng của khẩu phần. Nhưng trong những năm gần đây, do mức kinh tế các hộ gia đình đã và đang  được cải thiện, tỉ lệ  năng lượng từ lipid của người Việt Nam đang tăng lên, năm 1987 mới chỉ là 7-8% năm 2000 đã lên tới 15-18%, cao gấp hơn hai lần trong vòng 13 năm. Xu hướng  tiêu  thụ chất lipid thực tế  của các tầng lớp nhân dân trên thực tế đang  còn tăng lên nữa. Do đó nhu cầu lipid có thể điều chỉnh cao lên nhưng cần phải được chú ý đến chất lượng của lipid ăn vào. Thực phẩm nguồn gốc động vật, thực vật và cá chứa nhiều loại lipid khác nhau vơí chất lượng khác nhau. Cần thiết phải có sự cân bằng các loại thực phẩm trên trong khẩu phần 1. Nhu cầu khuyến nghị về lipid đối với trẻ em:

Ở trẻ đang bú mẹ, vì 50-60% năng lượng ăn vào là do chất béo của sữa mẹ cung cấp, nên khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung, nhất là khi trẻ cai sữa cần hết sức chú ý ngăn ngừa tình trạng giảm lipit đột ngột do được bú mẹ ít hơn hoặc không còn được bú sữa mẹ nữa. Thiếu hụt lipit trong bữa ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức phận nhiều cơ quan tổ chức trong cơ thể, đặc biệt là não bộ và thần kinh. Do đó, nhu cầu khuyến nghị về lipit cho trẻ em rất cao. Theo FAO/WHO, 1994 và các nước khu vực, chúng ta có thể đã áp dụng các mức khuyến nghị sau:

–    Đối với tất cả trẻ dưới 6 tháng tuổi, năng lượng do lipid cung cấp là 45-50% năng lượng tổng số;

–    Đối  với trẻ 6-11 tháng năng lượng do lipid cung cấp là 40%, và

–    Đối  với trẻ 1-3 tuổi năng lượng do lipid cung cấp là 35-40%.

Cũng xuất phát từ quan điểm trên, các tác giả Mỹ khuyến cáo rằng trong bất kể một loại thức ăn thay thế sữa mẹ (Fomulas) nào (trong trường hợp  cần thiết phải sử dụng cho trẻ) cũng phải đảm bảo 40% năng lượng từ lipid, tối đa có thể tới 57%.

Cần lưu ý về cơ cấu lipid trong khẩu phần trẻ em: Do cơ thể trẻ đang phát triển nhanh, rất cần acid arachidonic, một acid béo không no có nhiều trong mà động vật, do đó tỷ lệ cân đối giữa lipid lipid động vật và lipid thựcvật được khuyến nghị là 70% và 30%. Và, tuy trong các thức ăn bổ sung của trẻ thường được cho thêm thịt, cá, trứng, vốn đã có một lượng nhất định lipid động vật rồi nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về lipid cho lứa tuổi này, vì thế vẫn cần phải cho thêm vào khẩu phần của trẻ hoặc là các loại dầu ăn hoặc là mỡ theo tỷ lệ một bữa dầu, một bữa mỡ.

2. Nhu cầu lipid đối với người trưởng thành:

Theo số liệu tổng  điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2000, mức tiêu thụ lipid trên thực tế tối đa là 18% và xu hướng tiêu thụ của các tầng lớp nhân dân đang tiếp tục tăng lên. Do đó, một mặt,  để giúp cơ thể tăng cường hấp thu các loại vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K), mặt khác, để chủ động đề phòng thừa cân – béo phì, có thể khuyến  nghị mức tiêu  thụ lipid tăng lên,  sao cho năng lượng do Lipid cung cấp trong khẩu phần ăn  của người trưởng thành dao động trong khoảng 18-25%, không nên vượt quá 25% năng lượng tổng số. Khuyến  nghị về tỷ lệ Lipid động / Lipid tổng số đối với  người trưởng thành hiện nay là không nên vượt quá 60%

3. Nhu cầu Lipid đối với phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ:

Trong điều kiện hiện nay, nhu cầu Lipid đối với phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ nói chung cần đạt tối thiểu 20% năng lượng của khẩu phần.

Phụ nữ đang có thai và bà mẹ đang nuôi con bú có thể tiêu thụ lipid ở mức cao hơn, 20-25 %, tối đa có thể tới 30% năng lượng của khẩu phần.

Tổng hợp  nhu cầu lipid theo nhóm tuổi và tình trạng sinh lý trong giai đoạn hiện nay đã điều chỉnh được ghi trong bảng 9.

Bảng 9. Tổng hợp nhu cầu khuyến nghị về lipid theo tuổi và tình trạng sinh lý

 

Nhóm tuổi / Tình trạng sinh lý

Nhu cầu năng lượng lipid so với năng lượng tổng số (%)

Hàng ngày

Tối đa

Dưới 6 tháng

45-50

60

6-11 tháng

40

60

1-3 tuổi

35-40

50

4 đến 18 tuổi

20-25

30

Nam giới trưởng thành

 

18-25

 

25

Phụ nữ trong lứa tuổi sinh

  đẻ, có thai và cho con bú

 

 

20-25

 

 

3


4. Nhu cầu khuyến nghị đối với các acid béo.

Khuyến  nghị đầu tiên  và quan trọng nhất vẫn là các acid béo no không được vượt quá 10% năng lượng khẩu phần. Để làm được điều này, có thể tăng cường sử dụng các loại dầu thực vật và hạn chế tiêu thụ các loại mà động vật.

Các Acid béo không no (như acid linoleic, linolenic, decosahexaenoic và các acid béo không no khác) phải đảm bảo cung cấp 4-10% năng lượng. Để làm được điều này,  có thể tăng cường tiêu thụ các loại dầu thực vật và cá mà.

Do chưa có khuyến nghị chung trong khu vực, chúng ta cũng có thể tham khảo nhu  cầu các acid  béo  cần thiết ở  giới hạn  thấp của  cộng  đồng châu  Âu  mà Philippines đang áp dụng, như trong bảng10.

Bảng 10. Nhu cầu khuyến nghị một số acid béo không no

 

 

Nhóm tuổi/Tình trạng sinh lý

Tỷ lệ (%) trong tổng số năng lượng khẩu phần

Acid Linoleic

Acid Alpha-Linoleic

Trẻ em dưới 1 tuổi

4,5

0,5

1-3 tuổi

3,0

0,5

Trẻ em  4 tuổi  đến 18 tuổi

2,0

0,5

Người trưởng thành

2,0

0,5

Phụ nữ có thai và cho con bú

2,0

0,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *