I. ĐẠI CƯƠNG NHIỄM TRÙNG DO TỤ CẦU VÀNG
– Nhiễm trùng do tụ cầu vàng Staphylococcus aureus (S.aureus) thường ở các nước nhiệt đới có nhiều biểu hiện như nhiễm trùng da hay tổn thương các cơ quan rất nặng
– S.aureus gây ra 2 hội chứng: nhiễm độc và nhiễm khuẩn. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng nhiễm độc có thể là do độc tố, không có sự hiện diện của vi khuẩn. Trái lại nhiễm khuẩn bao gồm sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn, sự xâm nhập hay phá hủy mô của vật chủ.
– Staphylococcus aureus (S.aureus) là cầu khuẩn Gram dương, không di động, không sinh nha bào, đứng riêng lẻ hoặc thành từng đôi. S.aureus có mặt ở khắp nơi, sự lây truyền trực tiếp từ các thương tổn m ở hoặc gián tiếp từ không khí, dụng cụ hoặc từ nhân viên y tế. Các chủng S.aureus gây nhiễm trùng bệnh viện kháng với kháng sinh cao đặc biệt chủng S.aureus kháng methicillm (MRSA: Methicilline resistance Staphylococcus aureus).
– Yếu tố nguy cơ: những người dễ nhiễm S.aureus là trẻ em, người già, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch hoặc những người làm mất các phương tiện bào vệ (chích, nặn non các mụn nhọt…).
II. CHẨN ĐOÁN NHIỄM TRÙNG DO TỤ CẦU VÀNG
1. Hội chứng sốc nhiễm dộc do S.aureus (Toxic shock syndrome: TSS)
Là m ột hội chứng nhiễm độc cấp tính, đe dọa tính m ạng, được đặc trưng bời các triệu chứng: sốt, hạ huyết áp, nổi ban, rối loạn chức năng nhiều cơ quan và bong da trong thời gian lui bệnh.
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
+ Sốt > 38°c.
+ Phát ban toàn thân.
+ Hạ huyết áp: huyết áp tối đa < 90m mHg (người lớn).
+ Ảnh hường ít nhất 3 trong số những hệ thống sau:
– Dạ dày ruột: nôn hay tiêu chảy dữ dội.
– Cơ: đau cơ hay creatin kinas (CK) huyết thanh gấp 2 lần so với trị số bình thường.
– Thận: ure, creatinin máu tăng hay có nhiễm trùng tiết niệu.
– Gan: men gan hay bilirubin máu tăng gấp 2 lần so với bình thường.
– Huyết học: số lượng tiểu cầu < 100G/L.
– Thần kinh trung ương: rối loạn ý thức.
+ Bong da: 1 hay 2 tuần sau khi xuất hiện bệnh (đặc biệt ở tay và lòng bàn chân).
2. Nhiễm khuẩn tụ cầu
a. Lâm sàng
Rất đa dạng, gồm có:
+ Nhiễm khuẩn da và mô mềm:
Nhọt là nhiễm khuẩn hoại tử nằm sâu của nang lông nhất là ở mông, mặt cổ. Nhọt đau, nóng đỏ, sốt và các triệu chứng toàn thân. Nhọt có thể biến chứng do sờ nắn, tiêm , chích gây nên áp xe, viêm hạch bạch huyết, nhiễm trùng huyết. Nếu nhọt ở quanh m iệng rất nguy hiểm vì có thể gây ra tụ cầu mặt ác tính.
Nhiễm tụ cầu của tổ chức dưới da: là tinh trạng nhiễm khuẩn lan rộng ở mô dưới da gây viêm mô tế bào, áp xe dưới da.
+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm phổi, viêm mủ màng phổi…
Sốt cao, ho, đau ngực, nghe phổi có nhiều ran ẩm nổ hai bên, hội chứng 3 giảm nếu tràn mủ màng phổi, tình trạng nhiễm trùng nặng. Trường hợp nặng có thể có dấu hiệu suy hô hấp: khó thở, nhịp thở tăng, tím môi và đầu chi, S p 0 2 giảm.
+ Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương:
Viêm màng não mủ, áp xe não, tụ mủ dưới màng cứng, áp xe ngoài màng cứng, viêm tĩnh mạch huyết khối nhiễm khuẩn nội sọ.
Sốt cao, tình trạng nhiễm trùng nặng, đau đầu, buồn nôn, nôn, có hội chứng màng não (trong viêm màng não mủ) hoặc có dấu hiệu thần kinh khu trú (trong áp xe não…), rối loạn ý thức (vật vã, lơ mơ hoặc hôn mê) hoặc có biểu hiện của hội chứng tăng áp lực nội sọ.
+ Nhiễm khuẩn nội mạch: viêm màng trong tim.
Sốt, tình trạng nhiễm trùng rõ, ban xuất huyết hay tắc mạch đầu chi, nghe tim có tiếng thổi do tổn thương van ba lá.
+ Viêm cơ xương: viêm xương tùy, áp xe cơ, viêm khớp.
Viêm tủy xương cấp thường gặp ở các xương như xương chày, đùi, cánh tay, cổ tay. Biểu hiện sốt cao, đau dữ dội, thăm khám đau vùng bên cạnh đầu xương, đau vùng quanh sụn nối.
Viêm khớp mủ ở các khớp lớn xảy ra sau tiêm khớp bị nhiễm khuẩn.
+ Nhiễm trùng huyết: thường do ổ nhiễm trùng ban đầu làm viêm tắc tĩnh mạch tại chỗ, vi khuẩn xâm nhập vào m áu gây nên các ổ di bệnh ở nhiều cơ quan khác và tiến triển nặng. Gồm các thể: tối cấp, cấp…
– Thể tối cấp: do m ột lượng lớn vi khuẩn xâm nhập vào máu. Tiến triển nặng trong 2 – 5 ngày. Biểu hiện sốt cao 39°c -4 0 °c , biểu hiện tình trạng sốc nhiễm khuẩn, điển hình của thể tối cấp là tụ cầu mặt.
Nguyên nhân là do sự kích thích đường vào của S.aureus (nặn trứng cá, nặn nhọt non, cạo râu xước vào nhọt…). Lâm sàng với biểu hiện sốt cao, rét run, m ệt lả, nhọt sưng lan rộng sang vùng hố mắt, nhãn cầu lồi ra, khó cử động do phù hố mắt, phù kết mạc chứng tỏ có viêm hậu nhãn cầu và có thể tắc tĩnh mạch xoang hang, biểu hiện liệt mặt. Tất cả các tổn thương do S.aureus ở vùng đầu mặt có thể trờ thành tụ cầu mặt.
– Thể cấp: với các triệu chứng sốt cao, rét run, mệt lả, mê sảng, tình trạng nhiễm trùng nặng, bụng trướng, gan lách to.
b. Cận lâm sàng
– Công thức máu: bạch cầu máu tăng cao > 10G/L, đặc biệt bạch cầu đa nhân trung tính.
– Xquang phổi: tổn thương viêm phổi hay tràn dịch màng phổi.
– Siêu âm phát hiện ồ áp xe cơ đặc biệt cơ đáy chậu, tràn mủ màng phổi, viêm khớp, viêm màng trong tim (cục sùi)…
– Chụp cắt lớp vi tính, cộng hường từ (M RI) phát hiện áp xe não, áp xe ngoài màng cứng, viêm tủy xương…
– Chọc dịch tại nơi tổn thương cấy tìm vi khuẩn:
Dịch màng phổi: đục mủ, xét nghiệm bạch cầu tăng, cấy tìm vi khuẩn.
Dịch não tủy đục, bạch cầu tăng, có bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa, đường trong dịch não tủy giảm, cấy tìm vi khuẩn.
Chọc ổ áp xe lấy mủ cấy tìm vi khuẩn: ổ áp xe cơ, gan, thận…
– Cấy máu tìm vi khuẩn gây bệnh.
Chẩn đoán nhiễm khuẩn do S.aureus dựa trên sự phân lập được S.aureus từ chất mủ hoặc các dịch vô khuẩn bình thường trong cơ thể.
III. ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG DO TỤ CẦU VÀNG
1. Kháng sinh
Sử dụng kháng sinh trong nhiễm trùng do S.aureus phải dựa vào m ức độ nhạy cảm của S.aureus với kháng sinh. Những trường hợp nhiễm trùng nhẹ có thể sử dụng kháng sinh đường uống, những trường hợp năng sử dụng đường tiêm tĩnh mạch hoặc phối hợp kháng sinh tùy theo chỉ định.
+ Các kháng sinh sử dụng trong điều trị nhiễm trùng do S.aureus.
– Kháng sinh penicillin M: m ethicillin, oxacillin, dicloxacillin, naícillin.
– Kháng sinh cephalosporin thế hệ T. cephazolin, cephalexin…
– Kháng sinh nhóm lincosam ides: clindam ycin, lincomycin.
– Kháng sinh varcomycin.
– Kháng sinh kết hợp 2 streptogram in, quinupristin và dalíopristin.
– Kháng sinh oxazelidinon: linezolid.
– Kháng sinh daptomycin.
– Kháng sinh nhóm am inoglycosid: gentam icin, amikacin, tobram ycin, neltim ycin…
+ Lựa chọn kháng sinh:
– Kháng sinh oxaxillin và naícillin là 2 loại kháng sinh được chọn sử dụng cho những nhiễm trùng nặng do S.aureus.
– Kháng sinh vancom ycin là thuốc được chọn để điều trị những chủng MRSA. Kháng sinh quinupristin/ dalíopristin và linezolid sử dụng điều trị những chùng MRSA.
Bảng 1. Sử dụng kháng sinh theo mức độ nhạy cảm
Mức độ nhạy cảm | Thuốc lựa chọn đẩu tiên | Thuốc thay thế |
Nhạy cảm với methicillin | Nafcillin hoặc oxacillin 2g/lần X 6 lần/ngày, có thể phổi hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosid (amikacin 15 – 20mg/kg/ngày, netilmicin 4 – 6mg/kg/ngày, tobramycin 3 – 5mg/kg/ngày) | Cephalosporin thế hệ 1: 2g/lần X 3lần/ngày, vancomycin 1g/lầ n X 2 lần/ngày, có thể phối hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosid. |
S.aureus kháng methicillin (MRSA) |
Vancomycin 1 g/lần X 2 lần ngày, có thể phối hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosid | Quinupristln/dalfoprlstln 7,5mg/kg/lần X 3 lần/ngày; linezolid 600mg/lần X 2 lần/ngày; daptomycln 4 – 6mg/kg/ngày |
Bảng 2. Điều trị kháng sinh trong nhiễm trùng S.aureus
Bệnh nhiễm khuẩn |
Kháng sinh lựa chọn đầu tiên và liều dùng |
Kháng sinh thay thế và liều dùng |
Thời gian điều trị |
Hội chứng sốc nhiễm độc |
Clindamycin 900mg/lần X 3 lần/ngày hay oxaxillin 2g/lần X 6 lần/ngày tiêm tĩnh mạch | Cephalosporin thế 1 (C1) 2g/lần x3 lần/ngày hoặc vancomycin 1 g/lần X 2 lần/ngày nếu nghi ngờ MRSA | 14 ngày |
Viêm mô tế bào | Oxaxillin, nafcillin 1 – 2g/lần TMC cách nhau 4 — 6 giờ | C11 – 2g/lần X 3 lần/ngày, clindamycin 600mg/län X 3 lần/ngày hoặc vancomycin 1g/lần X 2 lần/ngày nếu nghi ngờ MRSA | 1 0 -1 4 ngày |
Nhọt | Nặng: Oxaxillin, naícillin 1-2 g/lần TMC cách nhau 4 – 6 giờ Nhẹ: Cephalexin hay oxaxillin 250 – 500mg/lần X 4 lần/ngày |
C1 1g/lần X 3 lần/ngày, clindamycin 600mg/lần X 3 lần/ngày tiêm TMC hoặc uổng 300mg/lần X 3 lần/ngày hoặc vancomycin 1g/lần X 2 lần/ngày nếu nghi ngờ MRSA hay dị ứng penicillin | 7 – 1 0 ngày |
Viêm phổi | Oxaxillin, nafdllin 1 – 2g/lần TMC cách nhau 4 giờ, có thể phối hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosid | C12g/lắn X 3 lần/ngày, clindamycin 600mg/lần X 3 lần/ngày hoặc vancomycin 1g/lần X 2 lần/ngày nếu nghi ngờ MRSA | 1 4 -2 1 ngày hoặc kéo dài hơn |
Viêm mủ màng phổi | Oxaxillin, nafcillin 2g/lần TMC cách nhau 4 giờ có thể thêm rifamycin 300mg/lần X 2lần/ngày | C1 2g/lần X 3 lần/ngày, clindamycin 600mg/lần X 3 lần/ngày hoặc vancomycin 1g/lầnx2 lần/ngày nếu nghi ngờMRSA | Tùy theo đáp ứng điểu trị |
Viêm màng não mủ | Oxaxillin, nafcillin 2 g/lần TMC cách nhau 4 giờ | Vancomycin 1g/lã n X 2 lần/ngày nếu nghi ngờ MRSA | Tối thiểu 1 4 -2 1 ngày tùy theo đáp ứng |
Áp xe ngoài màng cứng (không có viêm màng não) | Oxaxillin, naícillin 2 g/lần TMC cách nhau 4 giờ | C1 2g/lần X 3 lần/ngày, clindamycin 600mg/lần X 3 lần/ngày hoặc vancomycin 1 g/lần X 2 lần/ngày nếu nghi ngờ MRSA | Tối thiểu 4 tuán |
Áp xe não, viêm mủ dưới màng cứng | Oxaxillln, nafcillin 2g/lần TMC cách nhau 4 giờ có thể thêm rifamycin 300mg/lần X 2 lần/ngày | Vancomycin 1g/lần X 2 lần/ngày nếu nghi ngờ MRSA hay dị ứng penicillin | Tối thiểu 4 tuân tùy theo đáp ứng |
Viêm xương tủy cấp tính | Oxaxillin, nafcillin 2g/lần TMC cách nhau 4 giờ, có thể phối hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosid | C12g/lần X 3 lần/ngày, clindamycin 600mg/lần X 3 lần/ngày hoặc vancomycin 1 g/lần X 2 lần/ngày nếu nghi ngờ MRSA, có thể phối hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosid | 4 tuân |
Viêm xương tủy mạn tính | Oxaxillin, nafcillin 2g/lần TMC cách nhau 4 giờ, ± rifamycin 300mg X 2 lần/ngày (uống) | C12g/lần X 3 lần/ngày, clindamycin 900mg/lần X 3lần/ngày hoặc vancomycin 1g/lần X 2 lần/ngày nếu nghi ngờ MRSA, ± rifamycin | 6 — 8 tuân |
Viêm khớp | Oxaxillln, nafclllin 2g/lần TMC cách nhau 4 giờ, có thể phối hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosid | C12g/lần X 3 lần/ngày hoặc vancomycin 1g/lần X 2 lần/ngày nếu nghi ngờ MRSA hay dị ứng penicillin |
Tối thiểu 3 tuân |
Viêm cơ mủ (áp xe cơ) | Oxaxillin, nafcillln 1 – 2g/lần TMC cách nhau 4 giờ, có thể phối hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosid | C11 – 2g/lần X 3 lần/ngày hoặc vancomycin 1g/lần X 2 lần/ngày nễu nghi ngờ MRSA hay dị ứng penicillin |
1 0 -1 4 ngày hoặc kéo dài tùy theo đáp ứng |
Viêm màng trong tim | Oxaxillin, naícillin 2g/lần TMC cách nhau 4 giờ, ± gentamicin 1 mg/kg | C12g/lần X 3 lần/ngày hoặc vancomycin 1g/lần X 2 lần/ngày nếu nghi ngờ MRSA hay dị ứng penicillin | Tối thiểu 4 tuân |
Nhiễm trùng huyết đơn thuần | Oxaxillin, naícillỉn 2g/lần TMC cách nhau 4 giờ, có thể phối hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosid | C12g/lần X 3 lần/ngày hoặc vancomycin 1g/lần X 2 lần/ngày nếu nghi ngờ MRSA hay dị ứng penicillin | 1 0 -1 4 ngày hoặc kéo dài tùy theo đáp ứng |
Nhiễm trùng huyết có biến chứng | Oxaxillin, nafcillin 2g/lần TMC cách nhau 4 giờ, có thể phối hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosid | C12g/lần X 3 lần/ngày hoặc vancomycin 1g/lần X 2 lần/ngày nếu nghi ngờ MRSA hay dị ứng penicillin, cé thể phối hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosid | 4 tuần |
(Chi chú: Cephalosporin thế hệ 1: C1; TMC: tĩnh mạch chậm)
2. Điều trị triệu chứng
– Sử dụng thuốc hạ nhiệt: paracetam ol…
– Xử trí sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp, rối loạn đông m áu (xem phác đồ chẩn đoán và xử trí sốc nhiễm khuẩn).
3. Can thiệp ngoại khoa
– Cắt lọc mô hoại tử, rửa sạch vết thương, không khâu kín vết thương.
– Chích rạch, mổ dẫn lưu ổ áp xe cơ. áp xe ngoài màng cứng, áp xe não, áp xe ngoài mảng cứng, mủ màng phổi…
IV. PHÒNG BỆNH NHIỄM TRÙNG DO TỤ CẦU VÀNG
Biện pháp phòng nhiễm những chủng S.aureus kháng thuốc là: rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.