NHIỄM LEPTOSPIRA

NHIỄM LEPTOSPIRA

 

ĐẠI CƯƠNG

Leptospirosis là bệnh truyền nhiễm cấp tính,do xoắn khuẩn leptospira gây ra. Lây truyền chủ yếu qua đường da, niêmmạc. đặc điểm lâm sàng là hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân và hội chứng tổn thương gan, thận.

Là bệnh của động vật lan truyền sang người, có ổ bệnh thiên nhiên.

CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán sơ bộ:

– Dịch tễ:

+ Dầm nước, đất ẩm ước, làm ruộng rẩy, công nhân vệ sinh, cầu đường, nạo vét cống rãnh.

+ Tiếp xúc thú vật nuôi : chăn nuôi, thú y, giết mổ thú vật.

– Lâm sàng :

Bệnh cảnh nhiễm trùng cấp tính với tổn thương nhiều cơ quan, đặc biệt gan, thận, màng não, xuất huyết. Thường gặp :

+ Sốt.

+ Đau cơ.

+ Mắt sung huyết, có thể xuất huyết kết mạc.

+ Vàng da niêm mạc.

+ Xuất huyết da, niêm mạc.

+ Suy thận cấp.

+ Viêm màng não nước trong.

– Cận lâm sàng :

+ Bạch cầu máu tăng (Neutrophil chiếm ưu thế).

+ Men gan : AST, ALT tăng.

+ Bun, Creatinin máu tăng.

+ Nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu, tế bào trụ.

2. Chuẩn đoán xác định :

– Phản ứng huyết thanh M.A.T (Microscopic Agglutination Test) làm 2, cách nhau 1-2 tuần, hiệu giá kháng thể tăng gấp 2 lần. Nếu làm một lần thì hiệu giá M.A.T > 1/320 có thể có ý nghĩa.

– Elisa (IgM)

– PCR.

– Nuôi cấy phát hiện Leptospira trong :

+ Máu : tuần thứ nhất.

+ Dịch não tuỷ: tuần thứ nhất.

+ Nước tiểu : tuần thứ 2 –3.

(xoắn khuẩn mọc từ 2 –8 tuần trong môi trường Twen 80 albumin. EMJH hay PLM –5).

ĐIỀU TRỊ

1. Kháng sinh:

Thời gian điều trị trung bình là 7 ngày.

Dùng một trong các loại dưới đây:

– Ceftriaxone30mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch ( người lớn 1g tiêm mạch mỗi ngày)

– Cefotaxime100mg/kg/ngày ( người lớn 1gx 4 lần tiêm mạch mỗi ngày )

– Penicilin G: 100.000 đơn vị/kg/ngày chia làm 4 lần tiêm tĩnh mạch.

– Một số loại kháng sinh khác cũng có tác dụng điều trị :

+ Doxycyclin : 100 mg x 2 lần/ngày uống.

+ Amoxicilline: 40 mg/kg/ngày chia làm 4 lần uống.

+ Ampicillin1g x 4 lần tĩnh mạch/ ngày.

+ Erythromicin 500 mg x 4 lần/ ngày uống.

2. Biện pháp nâng đỡ.

– Cần thiết bù nước, điện giải đầy đủ và sớm, ngay khi bệnh nhân nhập viện. Chú ý duy trì lượng nước tiểu bệnh nhân người lớn được hơn 1 –1,5 lít mỗi ngày.

– Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng xuất huyết cần xử trí thích hợp tuỳ trường hợp cụ thể. Các trường hợp vô niệu, điều trị nội khoa không kết quả, cần thẩm phân phúc mạc hoặc chạy thận nhân tạo.

– Lau mát, hạ nhiệt khi sốt cao.

– Săn sóc điều dưỡng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *