HỞ MÔI – HÀM ẾCH BẨM SINH

I . CHẨN ĐOÁN:

– Sự gãy đổ của bức thành biểu mô do sự trung bì hóa không hoàn toàn ở 3 tháng đầu của thai kì dẫn đến sự hình thành dị tật khe hở môi – hàm ếch. Tùy theo sự trung bì hóa hoàn toàn hay không hoàn toàn sẽ có loại khe hở tương ứng một bên hoặc hai bên.

môi hở hàm ếch

Phân loại khe hở hàm ếch

môi hở hàm ếch

Cận lâm sàng: Xét nghiệm huyết học thường quy, sinh hóa máu, nước tiểu.

II. ĐIỀU TRỊ:

1. Chỉ định:

– Đối với khe hở môi một bên: từ 6 tháng tuổi trở lên, cân nặng tối thiểu 6½ kg.

– Đối với khe hở môi hai bên: từ 12 tháng tuổi trở lên, cân nặng tối thiểu 10kg.

– Đối với khe hở hàm ếch từ 12 tháng tuổi trở lên và dưới 15 tuổi; sau phẫu thuật khe hở môi 1 năm.

2. Chống chỉ định:

– Không đạt yêu cầu trong chỉ định.

– Bệnh tim bẩm sinh, các rối loạn chuyển hóa và sinh hóa máu không cho phép can thiệp phẫu thuật.

– Các trường hợp viêm nhiễm đường hô hấp, chống chỉ định của gây mê.

III. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ:

3.1. Phương pháp điều trị:

Phẫu thuật tạo hình môi, tạo hình hàm ếch.

3.2. Thuốc: Tùy thực tế trên lâm sàng, có thể lựa chọn thuốc điều trị cho phù hợp.

– Kháng sinh trong mổ: Với trẻ sơ sinh liều dùng Cefotaxim: 50mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 2 – 4 lần IV (tiêm tĩnh mạch).

– Sau mổ có thể bổ sung kháng sinh uống:

• Amoxycillin 250mg/ gói: Liều thường dùng cho trẻ dưới 20 kg là: 20 – 40 mg/ kg thể trọng/ ngày, chia làm 3 lần uống.

• Amoxicillin 250mg + Acid Clavulanic 125 mg: Liều dùng thông thường cho trẻ em dưới 40 kg: 20 mg/kg cân nặng/ngày chia làm 3 lần uống.

• Cephalexine 250mg/ gói: Liều thường dùng cho trẻ em: 25 -60mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 2 – 3 lần uống.

• Erythromycine 250mg/ gói: Liều thường dùng cho trẻ em: 30 -50mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 2 – 4 lần uống.

– Kháng viêm: có thể dùng:

• Prednisone 5mg: Liều thường dùng cho trẻ em: 0,14 – 2 mg/kg thể trọng, chia làm 4 lần uống.

– Giảm đau và hạ sốt:

• Paracetamol 250mg, 150mg, 80mg (gói): Liều thường dùng cho trẻ em 10 – 15mg/kg thể trọng/mỗi 4 – 6 giờ uống một lần.

3.3. Thời gian điều trị:

– Trung bình khoảng 5 – 7 ngày sau phẫu thuật.

3.4. Tái khám: sau 01 tuần; chế độ ăn mềm và lỏng.

3.5. Biến chứng có thể xảy ra như: Chảy máu sau mổ cần ép gạc hoặc kiểm tra lại đốt và khâu cầm máu, sưng nề giải quyết bằng điều trị nội khoa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *