HO KÉO DÀI

HO KÉO DÀI

 

ĐẠI CƯƠNG

Ho kéo dài là biểu hiện rất thường gặp, chiếm khoảng 40% các trường hợp khám ngoại trú tại các phòng khám hô hấp.

CHẨN ĐOÁN

1.Chẩn đoán xác định

Ho kéo dài bao gồm những trường hợp ho > 3 tuần và được chia thành:

+Ho bán cấp: ho từ 3 – 8 tuần.

+Ho mạn tính: ho kéo dài > 8 tuần.

2.Chẩn đoán nguyên nhân

– Bệnh lí đường hô hấp trên: là nguyên nhân thường gặp nhất gây ho kéo dài, các bệnh lí thường gặp bao gồm: viêm mũi vận mạch, viêm xoang, polyp mũi.

– Hen phế quản: là nguyên nhân gây ho kéo dài thứ hai sau bệnh lí mũi xoang. Ho thường xuất hiện vào nửa đêm về sáng, khi thay đổi thời tiết, tiếp xúc dị nguyên, có thể thấy khó thở cò cứ ở những trường hợp điển hình.

– Trào ngược dạ dày – thực quản: là nguyên nhân thường gặp. Các biểu hiện thường bao gồm: ho kéo dải, ho tăng khi nằm, vào lúc đói. Cảm giác nóng rát sau xương ức, ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị.

– Nhiễm trùng đường hô hấp: một số ít trường hợp nhiễm trùng hô hấp còn ho kéo dài (ngay cả sau khi đã điều trị kháng sinh hiệu quả), thậm chí ho kéo dài quá 8 tuần.

– Dùng thuốc chẹn thụ thể angiotensin: ho kéo dài là biểu hiện gặp ở khoảng 15% các trường hợp được dùng thuốc chẹn thụ thể angiotensin.

– Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

– Giãn phế quản.

– Ung thư phổi.

– Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan.

-Một số nguyên nhân hiếm gặp khác: dị dạng động tĩnh mạch phổi, nhuyễn sụn khí, phế quản, phì đại amindan, tăng cảm thanh quản, …

3.Tiếp cận chẩn đoán ho kéo dài

Bệnh nhân ho kéo dài cần được tiến hành:

– Khai thác tiền sử dùng thuốc ức chế men chuyển.

– Khám phát hiện các bệnh lí đường hô hấp trên.

– Tiến hành các thăm dò phát hiện.

+ Hen phế quản.

+ Giãn phế quản.

+ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

+ Trào ngược dạ dày – thực quản.

– Khi không rõ chẩn đoán, có thể tiến hành làm thêm một số thăm dò như: test kích thích phế quản (methacholine test), đo pH thực quản.

– Trong trường hợp chưa rõ chẩn đoán, có thể tiến hành điều trị thử với hỗn hợp thuốc kháng histamin – co mạch trong 1-2 tuần.

ĐIỀU TRỊ

1.Điều trị nguyên nhân

-Viêm mũi, xoang dị ứng, viêm mũi vận mạch: xịt rửa mũi ngày 2-4 lần với dung dịch rửa mũi (Vesim hoặc sterima), sau đó dùng corticoid xịt mũi (Budesonide hoặc Flixonase) liều 1-2 xịt cho mỗi bên mũi 2 lần/ ngày. Hoặc có thể dùng nang budesonid pha với 5ml dung dịch natri clorua 0,9%, bơm nhẹ nhàng vào mũi, kết hợp thay đổi tư thế 1-2 phút/lần, các tư thế bao gồm: nằm xấp – gập đầu, nghiêng một bên, nằm ngửa.

– Polyp mũi: phẫu thuật cắt bỏ polyp.

– Hen phế quản : hiện nay thường hay dùng kết hợp thuốc dự phòng cơn (fluticason/salmeterol; budesonid/formoterol ) với một thuốc cắt cơn (salbutamol terbutaline).

+fluticason/salmeterol :Dạng hít bột 100, 250, 500µg / 50µg 1liều / lần x 2 lần /ngày.

Bình xịt định liều 50, 125, 250µg / 25 µg 2 liều/lầ n x 2 lần / ngày;

+budesonid/formoterol :Dạng hít bột 100, 200 /6µg 1 liều / lầ n x 2 lần /ngày.

Bình xịt đị nh liề u 80, 160 / 4,5 µg 2 liều / lần x 2 lần / ngày.)

+salbutamol :Viên 2mg, 4mg2-4 viên/ngày.

Bình xịt định liều MDI 100μg/ liều Xịt 2-4 liều /lần x 3 lần cách nhau 20 phút, duy trì 2-4 liều /lần mỗi 4-6h

Nang khí dung 2,5mg; 5 mg khi dung 1 nang /lần x3 lần cách nhau 20 phút, duy trì 1 nang/lần mỗi 4-6h

+terbutaline : Viên 5mg, nang khí dung 5mg : dùng giống salbutamol.

+Thay đổi liều thuốc điều trị sau mỗi 3 tháng. Bên cạnh việc dùng thuốc, cần tránh các yếu tố nguy cơ như: không nuôi chó, mèo, tránh khói thuốc lá, thuốc lào, bếp than,…

– Trào ngược dạ dày – thực quản.

+ Tránh các yếu tố nguy cơ: không hút thuốc, tránh đồ uống có cồn, giảm cân, tránh đồ ăn mỡ

+ Dùng thuốc ức chế bơm proton: omeprazole 20mg/ngày, esomeprazol 40mg/ngày. Dùng liên tục trong 10 ngày.

+ Thuốc khác: metoclopramid viên 10mg X 4 viên/ngày, chia 4 lần, uống trước ăn 30 phút. Thời gian dùng thuốc: 2 tuần.

– Ho do dùng thuốc chẹn thụ thể angiotensin: dừng thuốc chẹn thụ thể angiotensin. Ho thường hết sau dừng thuốc 1 – 6 tuần.

2.Các điều trị không đặc hiệu

2.1.Chỉ định

-Ho quá nhiều, không cầm được, gây mệt nhiều cho bệnh nhân ở những trường hợp ho chưa xác định rõ nguyên nhân, hoặc một số trường hợp đã xác định được nguyên nhân (ung thư phổi, viêm phế quản, viêm phổi kẽ) nhưng không có rối loạn thông khí tắc nghẽn.

-Bệnh nhân đang có ho máu.

-Không nên dùng thuốc giảm ho cho những bệnh nhân đang có nhiễm trùng đường hô hấp dưới, những trường họp này, bệnh nhân cần được ho để thải đờm ra ngoài.

2.2.Thuốc điều trị:

-Thuốc ho tác dụng lên trung ương:

+ Morphin và các chế phẩm: có thể dùng morphin 5mg/lần X 2 lần/ngày, dùng trong 2-3 ngày. Hoặc

Terpin codein (5mg codein) X 2 viên/ngày X 5-7 ngày.

+ Dextromethorphan: liều dùng 30mg/lần X 3 lần/ngày X 5-7 ngày.

– Thuốc ho tác dụng tại chỗ

+ Corticoid dạng phun hít: có thể dùng liều nhỏcorticoid dạng hít: budesonid, fluticason,… (Pulmicort, Symbicort, Seretide …) liều 250 – 500mcg/ngày X 10 ngày.

+ Lidocain: có thể dùng tạm thời trong trường hợp ho nhiều, pha 2ml lidocain với 3ml dung dịch natri clorua 0,9%, khí dung.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *