ĐAU TRONG UNG THƯ

ĐAU TRONG UNG THƯ

 

ĐẠI CƯƠNG

1. Định nghĩa

– Đau: Một triệu chứng rất thông thuờng, lý do để người bệnh tìm đến các cơ sở y tế. Cảm giác có tính chủ quan, phức tạp, đôi khi khó nhận định qua lời kể của người bệnh.

– Đau đớn là nỗi khiếp sợ của con người đôi khi còn hơn cả cái chết (Pain is a more terrible lord of mankind than even death itself) – Albert Schweitzer.

– Đau: “Kinh nghiệm có được về một cảm giác hay xúc động tâm lý không thoải mái đi kèm theo tổn thương mô thực thể hay tiềm ẩn” (An unpleasant sensory and emotional experience associated with actual or potential tissue damage, or described in terms of such damage) – International Association for the Study of Pain (IASP).

2. Tính chất

– Cecile Saundeno (1978) nêu khái niệm đau toàn diện: thể xác, tinh thần, xã hội, tâm linh.

– Đau cấp tính/ mạn tính;

– Mức độ: đau ít, trung bình, dữ dội.

– Cảm giác đau chịu tác động của nhiều yếu tố: tăng lên khi lo lắng, trầm cảm, cô đơn; đau giảm đi nhờ vào giải trí, âm nhạc, thư giản, tình thân hữu…

– Nguyên nhân: đau do chấn thương, do bệnh lành tính/ ác tính (bệnh ung thư).

3. Đau trong bệnh lý ung thư

– Một triệu chứng phổ biến, một hội chứng phức tạp mà y học đã và đang tìm hiểu, nhận biết để điều trị đau ở tất cả các giai đoạn bệnh.

– 1/3 người bệnh ung thư than phiền bị đau trong thời gian bệnh.

– 70 – 80% bệnh nhân ở giai đoạn tiến xa: có đau đớn.

– Bệnh càng tiến triển nặng, đau đớn càng nhiều hơn nhất là người bệnh ung thư ở giai đoạn cuối.

– Nguyên nhân: do bệnh ung thư, liên quan đến điều trị ung thư, rối loạn bệnh đi kèm

– Cơ chế đau ung thư: đa dạng và phức tạp.

+ Do xâm lấn ung thư: gây hoại tử, nhiễm trùng, xâm lấn chung quanh: 2/3 trường hợp ung thư có di căn; ung thư di căn xương, chèn ép tủy sống 50%

+ Do chèn ép xâm lấn đến các nhánh, rễ thần kinh hoặc tùng, đám rối thần kinh (chiếm 20%).

+ Đau dai dẳng sau điều  trị: 20%.

ĐÁNH GIÁ ĐAU

– Hỏi bệnh: nhẹ nhàng, gần gũi và chia sẻ để có được sự hợp tác của người bệnh.

– Khám lâm sàng và xét nghiệm cần thiết, nhằm xác định:

+ Vị trí, tính  chất, cường độ đau, thời gian khởi đau…

+ Chú ý triệu chứng thần kinh: tê rần, rát bỏng, co giật, hay yếu liệt

+ Triệu chứng đi kèm: sốt, ớn lạnh, khó thở, nôn ói, nhức đầu…

+ Ảnh hưởng đến: giấc ngủ, ăn uống, sinh hoạt thường ngày…

+ Bệnh ung thư và quá trình điều trị.

– Đánh giá mức độ đau:

Đau nhẹ: 1- 3               thuốc giảm đau bậc 1  ± thuốc hỗ trợ.

Đau vừa: 4- 6               thuốc giảm đau bậc 2  ± thuốc hỗ trợ.

Dữ dội   : 7-10             thuốc giảm đau bậc 3  ± thuốc hỗ trợ.

ĐIỀU TRỊ CHỐNG ĐAU UNG THƯ

1. Mục tiêu: Kiểm soát đau, giúp người bệnh dễ chịu, có thể duy trì sinh hoạt thường ngày. Được chết trong trạng thái tương đối ít đau hoặc không đau đớn.

2 .Nguyên tắc:

+ Gần gũi, cảm thông và hợp tác của người bệnh-thầy thuốc.

+  Phối hợp liên ngành, phối hợp phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.

+ Điều trị đau ung thư: theo hướng dẫn của Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO).

3. Thuốc chống đau (Analgesics)

4. Thuốc hỗ trợ chống đau (Co-analgesic adjuvants):

– Mục đích:

+ Tăng hiệu lực kiểm soát đau

+ Giảm liều của thuốc chống đau opioids

+ Giảm thiểu các triệu chứng đi kèm/ung thư giai đoạn cuối: chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, ngủ gật…

– Các thuốc hỗ trợ chống đau:

+ Chống trầm cảm (Antidepressants): Amitriptyline, Imipramine 25mg/buổi tối.

+ Chống co giật (Anticonvulsants): Carbamazepine 100mg x 2 lần/ ngày, Gabapentin 300mg x 3 lần/ ngày…

+ Thuốc gây tê tại chỗ ( local anesthetics): Lidocain dùng để phong bế tại chỗ

+ Corticosteroid:

Prednisone: 30 – 60 mg/uống/ngày

Dexamethasone : 8 – 16 mg/uống/ngày

Cơ chế: chưa rõ

Cải thiện: giảm đau, ăn ngon, dễ chịu hơn, bớt mệt mỏi…

5. Một số phương thức điều trị chống đau khác:

– Xung điện ngoài da (Transcutaneous electric nerve stimulation) TENS.

– Phong bế thần kinh, hạch giao cảm, trung khu thần kinh.

– Gây tê ngoài màng cứng.

– Tâm lý liệu pháp, thôi miên…

– Châm cứu.

6. Nhận định:

– Đau do ung thư là một thực tế cần được quan tâm và điều trị đúng và có hiệu quả.

– Đau là nỗi khiếp sợ của người bệnh ung thư giai đoạn trễ/cuối. Bệnh ung thư khởi phát âm thầm và gần như không đau ở giai đoạn sớm.

– Đau là cảm giác chủ quan, mức độ và ngưởng đau tùy thuộc từng người. Liều thuốc đúng là liều có tác dụng giảm đau cho từng người bệnh.

– Opioid là thuốc giảm đau ung thư hàng đầu: dùng theo hướng dẫn của bác sĩ, đúng liều, đúng khoảng thời gian, theo bậc thang giảm đau.

– Chú ý hạn chế tác dụng phụ, kết hợp thuốc hỗ trợ để có hiệu quả cao nhất.

KẾT LUẬN

– Đau là một triệu chứng muộn, thường gặp ở người bệnh ung thư giai đoạn trễ/ cuối.

– Đau do ung thư  là nỗi khiếp sợ của con người, một cảm giác khó chịu mang tính chủ quan, phức tạp cần được quan tâm và điều trị hiệu quả.

– Kiểm soát đau là một nhu cầu bức bách của người bệnh ung thư giai đoạn cuối, nhằm giúp họ không đau trong sinh hoạt thường ngày hoặc hạn chế đau trước khi chết.

– “Nghiên cứu sự đau đớn đưa đến một nền y học nhân bản với những động thái nhẹ nhàng nhất”

– Biết lắng nghe lời kể của người bệnh ung thư, thăm khám kỹ, đánh giá cơn đau: vị trí, tính chất, mức độ đau… Điều trị kiểm soát đau đúng mức, kết hợp nhiều phương thức hướng đến cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.

– Thuốc giảm đau opioid có hiệu quả giảm đau do ung thư, nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Cần có sự phối hợp thuốc giảm đau và thuốc hỗ trợ khác và sự hợp tác tốt của người bệnh.

– Ngăn chặn đau tốt hơn là điều trị đau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *