CƯỜNG GIÁP
ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa:
Cường giáp là tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp dẫn đến hậu quả sản xuất hormon giáp T4 và hoặc T3 nhiều hơn bình thường , gây ra những tổn hại về mô và chuyển hoá.
2. Nguyên nhân:
Cường giáp do tăng kích thước tuyến giáp, tăng TSH, basedow.
Cường giáp tự chủ: u độc tuyến giáp (bệnh Plummer), viêm tuyến giáp.
Cường giáp ở trẻ sơ sinh: gặp ở trẻ có mẹ bị cường giáp không điều trị hoặc điều trị không đầy đủ.
LÂM SÀNGVÀ CẬN LÂM SÀNG:
1. Lâm sàng
– Cường giáp:
+ Tăng biến dưỡng: mệt mỏi, sợ nóng, toát mồ hôi, gầy khát, ăn nhiều.
+ Triệu chứng tim mạch: nhịp tim nhanh, hồi hộp, thở mệt khi gắng sức, HA tâm thu tăng.
+ Triệu chứng thần kinh, cơ: kích thích, run chi, teo cơ, nhược cơ, PXGX nhanh, ngắn.
+ Triệu chứng tiêu hoá: tăng nhu động ruột, tiêu chảy.
+ Rối loạn tâm thần: dễ xúc động, tức giận, khó ngủ và không ngủ sâu.
+ Bướu giáp lan toả, đập, có tiếng thổi.
– Mắt: lồi mắt, phù mi, ánh mắt long lanh.
– Ngoài ra còn có triệu chứng như:
+ Gầy mòn: trẻ cao gầy, tăng cân chậm so với tăng phát triển chiều cao.
+ Rối loạn điều nhiệt: da mỏng, đỏ, nóng, ẩm nhất là lòng bàn tay, cổ, mặt, có những cơn toát mồ hôi, tăng thân nhiệt.
+ Triệu chứng khác: chậm dậy thì, mất kinh hay kinh ít, tiêu chảy, móng dễ gãy,tóc mảnh, dễ rụng.
+ Trẻ sơ sinh: quấy khóc, thở nhanh, rối loạn tiêu hoá, có thể có bướu giáp, mắt lồi, corút mi trên, phù quanh mi mắt.
2. Cận lâm sàng
– T3, T4, FT3, FT4 tăng
– TSH giảm
– Tăng cố định iode phóng xạ.
– Hiện diện kháng thể kháng tuyến giáp: anti-thyroglobuline, anti-microsome, TRAb ( kháng thể kháng thụ thể của TSH )
– Siêu âm tuyến giáp : có bướu giáp lan toả.
– Đường huyết tăng, Cholesterol giảm.
– ECG: nhịp nhanh xoang, sóng P cao, sóng T nhọn.
– Xquang loãng xương, tuổi xương tăng, dễ gãy tự nhiên.
– Xạ hình tuyến giáp: Tuyến giáp gắn iode tăng đều, đồng bộ.
CHẨN ĐOÁN
Kết hợp lâm sàng và cận lâm sàng
BIẾN CHỨNG:
– Tim mạch : rối loạn nhịp tim , suy tim.
– Tâm thần : kích động , lú lẩn , nói sảng.
– Hệ cơ , liệt cơ , nhược cơ.
– Cơn độc giáp trạng : xảy ra đột ngột , thường sau phẫu thuật , chấn thương , nhiệt độ tăng cao , vã mồ hôi , ói ,tiêu chảy , mất nước kích động , sảng , liệt cơ , hôn mê. Nhịp tim rất nhanh , loạn nhịp , suy tim , truỵ tim mạch.
ĐIỀU TRỊ:
1. Nội khoa:
– Iode :
+ Chỉ định : cơn độc giáp trạng , tiền phẫu …
+ DD Lugol 5% : 5-10 giọt/ngày.
– Thuốc kháng giáp tổng hợp : Methimazole (Neo-Mercazole viên : 5-20mg )
+ Tấn công : 0.5-1mg/kg/ngày (3-4 lần ) tối đa 50 mg/ngày, trung bình thơì gian tấn công kéo dài 2-3 tháng.
+ Duy trì : Khi xét nghiệm chức năng tuyến giáp trở về bình thường thì chuyển sang điều trị duy trì với liều giảm dần đến mức tối thiểu mà T3 , T4 vẫn ở mức bình thường. Có thể duy trì đến 6 năm hoặc hơn. Nếu xuất hiện suy giáp, phối hợp Thyroxine 3 mg/kg/ngày. Nếu tái phát, có thể điều trị lại lần 2.
– Chống biểu hiện cường giao cảm : nhịp tim nhanh , run , suy tim.
+ Propranolol (Avlocardyl ): 2,5-10 mg/kg/24 giờ.
+ Digoxine
+ Benzodiazepine, Phenobarbital
– Phẫu thuật: Cắt bán phần tuyến giáp
+ Chỉ định : sau thất bại điều trị nội hoặc khó theo dõi điều trị , bướu giáp có hạch (dễ ung thư hoá ) . Thực hiện sau 3-4 tuần điều trị nội : phối hợp thuốc kháng giáp tổng hợp và 2 tuần dùng Lugol 2-10 giọt/ngày.
– Iode phóng xạ:
Sau thất bại điều trị nội , liều 2-3 millicurries có thể lập lại 1-2 lần. Theo dõi suygiáp sau vài tuần – vài tháng điều trị.
– Điều trị cơn độc giáp trạng:
+ PTU : 5-10mg/kg/ngày
+ Uống iode liều cao 10 giọt /ngày
+ Propanolol TM 1mg/1 phút , tối đa 10 mg , cần theo dõi HA.
+ Hydrocortisone 5mg/kg/ngày.
– Hạ nhiệt , điều chỉnh rối loạn nước điện giải
– Điều trị yếu tố thuận lợi.
– Điều trị cường giáp sơ sinh:
+ PTU : 5-10mg/kg/ngày chia 3 lần hoặc Néomecazole 1mg/kg/3lần mỗi ngày.
+Thời gian điều trị trung bình là 6 tuần , có thể ngưng điều trị khi T3 , T4 về bình thường và không còn kháng thể. Có thể dùng thêm corticoides hay kèm Thyroxine 1-3mg/kg/ngày trong vài ngày rồi giảm dần để tránh suy giáp.
– Theo dõi:
+Cần theo dõi chặt chẽ đặc biêt trong ba tháng đầu tiên.
+ Sau năm đầu tiên bệnh nhân nên được theo dõi hàng năm ngay cả khi không có triệu chứng.
+ Theo dõi phát hiện tái phát và suy giáp do nhiễm trùng.
+ Kiểm tra T4, T3, TSH mỗi 2-3 tháng.
+ Theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
– Giáo dục bệnh nhân tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị và tác dụng phụ