BỎNG MẮT DO HÓA CHẤT

BỎNG MẮT DO HÓA CHẤT

 

ĐẠI CƯƠNG

1. Định nghĩa:

Bỏng mắt là một cấp cứu đáng lo ngại do tình trạng nặng và thường xảy ra ở hai mắt. Bệnh còn đáng lo ngại bởi trong những hình thái nặng, không có phương pháp điều trị nào có khả năng dẫn đến hồi phục với một thị lực hữu ích.

2. Nguyên nhân:

Bỏng mắt có thể do nhiều tác nhân, tập trung thành các nhóm:

– Bỏng do hóa chất thường gặp nhất là acid và base.

– Bỏng do nhiệt.

– Bỏng do một số tác nhân khác: tia cực tím như ánh lửa hàn.

Mức độ trầm trọng của bỏng do hóa chất tùy thuộc nồng độ, thời gian tiếp xúc, diện tích tiếp xúc với hóa chất, độ pH.

ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN:

1. Bệnh sử:

Bệnh nhân bị tai nạn, mắt tiếp xúc trực tiếp với hóa chất có thể gây bỏng.

2. Khám lâm sàng:

– Triệu chứng cơ năng: Đau dữ dội, chảy nước mắt, co quắp mi.

– Triệu chứng thực thể:

Cấp độ và tiên lượng bỏng mắt do hóa chất

Cấp độ

Tổn thương

Tiên lượng

Nhẹ

– Giác mạc: khuyết biểu mô.

– Kết mạc: không khiếm dưỡng.

Không có hay có ít sẹo. Thị lực giảm 1 – 2 hàng.

Trung bình

– Giác mạc: đục trung bình.

– Kết mạc: có ít hay không có khiếm dưỡng.

Sẹo giác mạc trung bình.

Tân mạch ngoại vi giác mạc. Thị lực giảm 2 – 7 hàng.

Trung bình –Nặng

– Giác mạc: đục mờ không trông rõ chi tiết mống.

– Kết mạc: khiếm dưỡng < 1/3 chu vi rìa.

Thời gian liền sẹo kéo dài. Giác mạc bị sẹo và tân mạch. Thị lực < 1/10.

Nặng

– Giác mạc: Trắng mờ không quan sát rõ chi tiết đồng tử.

– Kết mạc: khiếm dưỡng 1/3 – 2/3 chu vi rìa.

Thời gian liền sẹo giác mạc rất lâu. Tần suất loét và thủng cao.

Trường hợp may mắn, sẹo và tân mạch trầm trọng.

Thị lực giảm còn đếm ngón tay.

Rất nặng

– Giác mạc: hoàn toàn trắng, không thấy đồng tử.

– Kết mạc: khiếm dưỡng > 2/3 chu vi rìa.

Rất lâu lành.

Loét và thủng thường gặp. Sẹo và tân mạch trầm trọng. Teo nhãn.

3. Cận lâm sàng:

– Đo độ pH.

– Xét nghiệm tìm hóa chất còn lại tại mắt.

CHẨN ĐOÁN BỎNG MẮT DO HÓA CHẤT:

1. Chẩn đoán xác định:

– Dựa vào bệnh sử có bị tai nạn tiếp xúc với hóa chất gây bỏng mắt.

– Dựa vào triệu chứng tổn thương thực thể trên nhãn cầu.

2. Chẩn đoán nguyên nhân:

Bỏng do hóa chất có thể gặp do tai nạn lao động, tiêu cực xã hội hoặc chiến tranh. Hóa chất thường gặp là chất kiềm ammonia, vôi, NaOH hoặc acid như acid sulphuric, hydrochloric, acetic, hay phosphor.

– Dựa vào bệnh sử: bệnh nhân bị hóa chất vào mắt.

– Hóa chất còn lại tại mắt.

– Đo pH tại cùng đồ kết mạc.

– Xét nghiệm tìm hóa chất.

3. Chẩn đoán độ nặng-giai đoạn:

Tùy theo mức độ tổn thương kết – giác mạc để chẩn đoán mức độ.

4. Chẩn đoán biến chứng:

– Glaucoma thứ phát.

– Loét, thủng giác mạc.

– Viêm mủ nội nhãn.

– Dính mi cầu.

– Quặm mi.

– Viêm giác mạc khô

5. Chẩn đoán phân biệt:

– Bỏng nhiệt.

– Bỏng do phóng xạ.

– Bỏng do ánh sáng.

– Viêm kết mạc.

ĐIỀU TRỊ BỎNG MẮT DO HÓA CHẤT

1. Xử trí cấp cứu:

– Lấy hết tất cả ngoại vật khỏi mắt. Rửa sạch cùng đồ với thuốc nhỏ mắt Eíticol.

– Đo độ pH bằng giấy quỳ.

– Dẫn lưu rửa mắt bằng dung dịch Lactate Ringer hoặc nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) ít nhất 500 ml trong khoảng 30 phút.

– Kiểm tra lại độ pH sau 10 phút và cần rửa tiếp tục cho đến khi độ pH trở về bình thường (từ 7,0 – 7,5).

2. Điều Trị nội khoa:

– Giảm đau: Idarac 0.2g (1v x 2lần/ngày) hoặc Paracetamol 0.5g (1v x 3lần/ngày)

– Chống nhiễm trùng: Thuốc nhỏ mắt kháng sinh 3 lần / ngày.

– Chống dính mống mắt: Thuốc nhỏ mắt Atropin 1% 1 lần / ngày.

– Chống viêm nhuyễn gíac củng mạc và chống dính mi cầu:

+ Doxycycline 0.1g 1v x 2 lần/ngày (uống).

+ Thuốc mỡ tra mắt (pde) Tetracycline 1% 4 lần/ngày.

– Chống tăng áp (nếu có): Acetazolamide 0.250g uống 1v x 3 lần/ngày.

– Chống viêm:

+ Thuốc nhỏ mắt Steroid: 4-6 lần / ngày (trong 7 ngày đầu).

+ Hoặc Thuốc nhỏ mắt Ocuíen hay Indocollyre 3 lần/ngày (sau 7 ngày).

– Làm lành sẹo:

+ Thuốc nhỏ mắt Vitamine C hoặc Keratyl hay nước mắt nhân tạo (Sanlein, Refresh Plus): 4 lần / ngày.

+ Vitamine C 0.5g 1v x 4 lần/ngày (uống).

– Tăng cường dinh dưỡng: tiêm huyết thanh tự thân dưới kết mạc nếu khiếm dưỡng vùng rìa nhiều hoặc hoại tử kết mạc.

3. Điều trị ngoại khoa:

– Cắt lọc mô hoại tử.

– Tách dính mi cầu: bắng spatula, que thủy tinh mỗi ngày hoặc đặt khuôn chống dính.

– Chọc rửa tiền phòng: khi pH cao, phù giác mạc, xếp nếp màng Descemet, có tiết tố trong tiền phòng, đục thủy tinh thể.

– Ghép màng ối: sau 5 ngày, khi pH trở về bình thường và có tróc biểu mô giác mạc rộng khó lành.

– Phủ Tenon ± ghép màng ối ± ghép niêm mạc môi.

+ Khiếm dưỡng, hoại tử kết mạc quanh rìa, nguy cơ tạo màng giả.

+ Tổn thương kết mạc nhãn cầu, cùng đồ và mi mắt; nguy cơ gây dính.

– Ghép kết mạc rìa tự thân.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *