BỆNH LỴ TRỰC KHUẤN
ĐẠI CƯƠNG
1.Định nghĩa
– Định nghĩa: lỵ trực khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính do trực khuẩn Shigellagây nên và có thể gây thành dịch. Bệnh cảnh lâm sàng từ tiêu chảy nhẹ đến nặng, đau bụng, mót rặn, phân nhày máu, sốt và dấu hiệu nhiễm trùng – nhiễm độc.
2.Căn nguyên
Trực khuẩn Shigellathuộc họ Enterobacteriaceae, là trực khuẩn gram âm.
Shigellacó 4 nhóm huyết thanh:
– Shigella dysenteriae.
– Shigella flexneri.
– Shigella boydii.
– Shigella sonnei.
Nhóm Shigella dysenteriaecó 10 typ, trong đó typ S.shigagây nên bệnh cảnh lâm sàng nặng, dễ tử vong (Shigella shiga).
– Bệnh lỵ trực khuẩn hay gây những vụ dịch nhỏ ở nơi đông người, vệ sinh kém, bệnh tăng lên về mùa hè và liên quan đến phân – nước – rác.
– Nguồn bệnh: người lành mang trùng và người bệnh (người bệnh đang thời kì hồi phục thải nhiều vi khuẩn trong phân tới 6 tuần sau khi khỏi bệnh).
CHẦN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định
– Dịch tễ học: bệnh xảy ra đồng loạt trên địa bàn hẹp, trong thời gian ngắn.
– Lâm sàng: bệnh diễn biến cấp tính với các hội chứng:
+ Hội chứng lỵ: bệnh nhân đau quặn, mót rặn, phân nhày máu mũi.
+ Hội chứng nhiễm khuẩn: bệnh nhân sốt cao, tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc rõ.
+ Mất nước và điện giải.
-Xét nghiệm:
+ Công thức máu: bạch cầu tăng cao, trong đó tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
+ Cấy phân: tìm Shigella (lấy phân xét nghiệm ở chỗ có chất nhầy máu, cấy trên môi trường thạch máu khi chưa dung kháng sinh).
+ Soi phân tươi: có nhiều hồng cầu và bạch cầu đa nhân.
+ Soi trực tràng: th ấy hình ảnh viêm lan tỏa cấp tính niêm m ạc trực tràng, có vết loét nông, có thể xuất huyết.
+ Chẩn đoán huyết thanh: chỉ dùng từ ngày thứ 7 với S.shiga tỉ lệ 1/50, S.flexneri tỉ lệ 1/150 là có giá trị (một số người m ắc bệnh mà không có biểu hiện lâm sàng thì kết quả cũng dương tính).
+ Phương pháp miễn dịch huỳnh quang để phát hiện vi khuẩn trong phân.
2. Chẩn đoán phân biệt
– Nguyên nhân tại ruột:
+ Salmoneela typhi(thương hàn): bệnh nhân sốt từ từ tăng dần, rối loạn tiêu hóa, dấu hiệu typhos, bạch cầu trong máu bình thường hoặc giảm …
+ S. typhimurium, S.chollerasuis, S.enteritidis(nhiễm trùng nhiễm đ ộc th ức ăn): bệnh nhân sốt cao, đi ngoài phân tó e nước, bạch cầu trong máu tăng cao…
+ Tụ cầu: do độc tố tụ cầu, bệnh nhân không sốt, phân tóe nước, bạch cầu trong máu bình thường…
+ Tả (thể nhẹ): không sốt, nôn nhiều, đi ngoài phân toàn nước, tiêu chảy phân nhiều nước, chuột rút…
+ Lỵ amíp: bệnh nhân sốt nhẹ hoặc không sốt, hội chứng lỵ nhẹ và không điển hình, bạch cầu trong máu không tăng.
-Nguyên nhân ngoài ruột:
+ Nhiễm trùng tại tiểu khung: nhiễm trùng tiết niệu ở nam và bộ phận sinh dục nữ, sau phẫu thuật ổ bụng nhiễm trùng.
+ Không nhiễm trùng: u xơ tử cung, u nang vòi trứng, u xơ tiền liệt tuyến, chửa ngoài tử cung… (kích thích trự c tràng gây hội chứng lỵ).
ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc
Bù nước, điện giải và điều trị căn nguyên.
2. Bồi phụ nước điện giải
-Thể nhẹ: uống ORS. (Natriclorua3,5 g, Kaliclorua 1,5 g, Natribicarbonat 2,5, Glucose 20g) pha 1 gói trong 1 lít nước chín.
-Thể nặng (mất nước nhiều, trụy mạch, hạ huyết áp …): truyền dịch, chủ yếu các dung dịch đẳng trương, tốt nhất dung dịch Ringer lactat.
+ Chỉ bổ sung các dung dịch đẳng trương như : Natri clorua 0,9%, Glucose 5%, Ringerlactat. Ngày đầu bù với tỉ lệ 2 mặn/1 ngọt, từ ngày thứ 2 trở đi bù theo tỷ lệ 1 :1.
+ Bổ sung Kali bằng đường uống, có thể bằng đường tĩnh mạch bằng cách pha loãng với dung dịch Glucose 5%, Natricloride o,9%.
+ Bổ sung Natribicacbonat 1,25% nếu có nhiễm toan.
3.Điều trị đặc hiệu
Kháng sinh có vai trò rút ngắn thời gian bệnh và giảm ngắn thời gian thải vi khuẩn ra phân.
– Ciprofloxacin 500mg X 2 viên/ngày/3 – 5 ngày.
– Pefloxacin 400m g X 2 viên/ngày/3 – 5 ngày.
– Ofloxacin 200m g X 2 viên/ngày/3 – 5 ngày.
– Acid nalidixic 1g: người lớn 2 g/ngày/3 – 5 ngày. Trẻ em 55mg/kg /ngày /3 – 5 ngày (không dùng cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi).
Có thể dùng cho phụ nữ có thai hay bệnh nhân không uống được: ceftriazon, azithromycin.
Trước đây khi chưa có hiện tượng Shigella kháng thuốc, người ta thường dùng:
+ Cotrimoxazol 480mg (sulfamethoxazol 400mg + trimetoprim 80mg).
Trẻ em 2 – 3 tuổi 1 viên/ngày.
4 – 6 tuổi : 2 viên/ngày.
7-11 tuổi: 3 viên/ngày.
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi : uống 4 viên/ngày.
Thời gian dùng 5 – 7 ngày. Thuốc không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh.
4. Điều trị hỗ trợ
– Hạ sốt: paracetamol 0,5g 1viên /1lần khi sốt cao > 390
– Giảm đau:Spasmaverin ( averin 40 mg 1-3 viên / lần x 3 lần / ngày) , papaverin ( viên 40mg 1-2 viên / lần , 2 – 3 lần / ngày) , hoặc có thể dùng atropin sulfat.
– Trợ tim mạch :Spactein 0,05 x 1 ống/ngày. Ouabain 1/4 mg/pha trong 5ml Glucose 30% tiêm tĩnh mạch chậm.Vitamin B1 0,1x 1-2ống/ngày tiêm bắp thịt.
– Thụt tháo.
– An thần:Seduxen 5mg /1 viên/ngày uống tối.Seduxen ông 10 mg/lần khi có sốt cao, co giật
– Dinh dưỡng: ăn cháo thịt, trẻ em vẫn bú mẹ bình thường.
5. Tiêu chuẩn ra viện
– Bệnh nhân ra viện khi cấy phân 2 lần cách nhau 3 ngày âm tính.
– Khi bệnh nhân khỏi lâm sàng mà cấy phân vẫn d ưo ng tính thì giao cho trung tâm y tế dự phòng.
PHÒNG BỆNH
– Vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống và vệ sinh nước.
– Cắt khâu trung gian truy ề n bệnh: diệt ruồi, nhặng…
– Phát hiện và điều trị kịp thời người lành mang trùng, người nhiễm trùng nhẹ, nhất là nhân viên chế biến thực phẩm.
– Giáo dục sức khỏe: rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống và khi chế biến thực phẩm. Sử dụng nước sạch