BỆNH CÚM

BỆNH CÚM

 

Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan nhanh theo đường hô hấp, do vi rút cúm A, B, C, á cúm gây ra với nhiều subtype khác nhau. Bệnh diễn biến đa dạng từ nhẹ đến nặng, có thể gây thành dịch lớn.

CÚM THÔNG THƯỜNG (Cúm mùa)

Cúm mùa thường do các chủng cúm A, B đã lưa hành và không có biến chủng. Chẩn đoán dựa và lâm sàng và dịch tễ.

1. Triệu chứng lâm sàng

a. Hội chứng cúm

-Sốt cao kéo dài 3 – 7 ngày. Có thể sốt kiểu “V” cúm (sốt 3-5 ngày rồi đỡ sốt 1-2 ngày rồi lại sốt cao trở lại).

-Viêm long đường hô hấp trên: chảy mũi, ho, hắt hơi.

-Đau họng, ho khan, khàn tiếng, đau tức ngực.

-Đau đầu: đau đầu vùng thái dương, vùng trán, ù tai, quấy khóc ở trẻ nhỏ.

-Đau cơ: đau mỏi cơ, khớp toàn thân.

b. Hội chứng nhiễm trùng – nhiễm độc.

Có thể gặp ở thể nặng:

-Môi khô lưỡi bẩn, mệt mỏi.

-Mạch nhanh, vã mồ hôi…

-Suy đa phủ tạng.

c. Triệu chứng thực thể

-Thường không thấy tổn thương tại phổi hoặc có thể nghe phổi thấy ran ngáy, rít.

2.Dịch tễ

-Bệnh thường xảy ra hàng năm.

-Tiếp xúc nguồn bệnh trong cộng đồng, gia đình.

3. Cận lâm sàng

-Máu:

+Công thức máu: Giảm bạch cầu;

+CRP: âm tính.

-X quang phổi: Không có tổn thương đặc hiệu.

-Tìm sự hiện diện  vi rút cúm trong dịch tỵ hầu:

+Test nhanh: có giá trị sàng lọc.

+PCR: có thể định được Subtype.

4.Yếu tố nguy cơ nặng:

-Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi.

-Mắc bệnh mãn tính khác.

-Cơ địa suy giảm miễn dịch.

-Mắc bệnh 2 lần trong vòng 1 tháng hoặc bệnh đã giảm nhưng lại sốt cao trở lại.

CÚM ÁC TÍNH : Thường diễn biến rất nặng và nhanh.

-Triệu chứng sớm giống như cúm thông thường.

-Sau đó diễn biến rất nhanh, xuất hiện các triệu chứng:

+ Kích thích, vật vã, mê sảng.

+ Khó thở, tím tái, suy hô hấp nhanh chóng, SPO2 giảm.

+ Rối loạn huyết động.

+ Phù phổi cấp do độc tố vi rút hoặc quá tải dịch.

+ Rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim.

+ Chụp phổi: hình ảnh viêm phổi kẽ lan tỏa, tiến triển nhanh chóng, đặc hiệu của viêm phổi do vi rút.

BIẾN CHỨNG

-Viêm phổi: khi có bội nhiễm thì bệnh nặng lên rất nhiều, có thể bội nhiễm vi khuẩn, nấm.

-Nhiễm khuẩn Tai – Mũi – Họng.

-Tràn dịch màng phổi.

-Viêm não, màng não.

-Viêm cơ tim.

-Suy đa phủ tạng.

ĐIỀU TRỊ

1.Nguyên tắc chung:

-Bệnh nhân phải được cách ly và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng.

-Dùng thuốc kháng vi rút đơn độc hoặc kết hợp (oseltamivir – biệt dược là Tamiflu, zanamivir ) càng sớm càng tốt, kể cả các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và có sốt.

-Điều trị hỗ trợ trong những trường hợp nặng.

-Điều trị tại chỗ ở những cơ sở thích hợp và yêu cầu tuyến trên giúp đỡ đối với những trường hợp nặng.

2.Thể thông  thường:

-Chủ yếu là điều trị triệu chứng và chăm sóc nâng cao thể trạng, phòng bội nhiễm.

-Bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chăm sóc

-Cách ly tương đối: trẻ ở phòng riêng, hạn chế tiếp xúc tránh lây lan.

-Hạ sốt: chườm  ấm, paracetamol 15mg/kg/lần x 4-6h/lần

-Phòng co giật: khi sốt cao trên 38o5 ,dùng phenobacbital 5mg/kg/ngày, hoặc thụt Diazepam 0,5mg/kg theo đường hậu môn hoặc 0,2-0,3mg/kg đường tiêm tĩnh mạch chậm ….

-Vệ sinh cá nhân, nhỏ mũi dung dịch NaCl 0,9%.

-Kháng sinh: dùng khi có bội nhiễm.

-Hỗ trợ hô hấp khi có suy hô hấp:

+Nằm đầu cao 30 – 45o.

+Cho người bệnh thở oxy với lưu lượng thích hợp.

+Những trường hợp không đáp ứng với thở oxy cần hỗ trợ hô hấp bằng máy thở không xâm nhập hoặc xâm nhập.

-Phát hiện và điều trị suy đa phủ tạng.

-Những trường hợp nặng điều trị giống như cúm A (H5N1) nặng.

*Tiêu chuẩn ra viện:

-Nơi không có xét nghiệm RT-PCR:

+Sau khi hết sốt 3 ngày.

+Tình trạng lâm sàng ổn định.

-Nơi có xét nghiệm Real time RT-PCR:

+Sau khi hết sốt 3 ngày.

+Tình trạng lâm sàng ổn định.

+Xét nghiệm lại RT-PCR vi rút cúm A (H1N1) vào ngày thứ tư âm tính. Trong trường hợp xét nghiệm lại vào ngày thứ tư vẫn dương tính thì xét nghiệm lại vào ngày thứ sáu.

3.Thể ác tính:

-Thuốc kháng vi rút: chỉ định khi bệnh nhi có yếu tố nguy cơ nặng hoặc do một số type vi rút đặc biệt như H1N1, H5N1…… Thuốc kháng vi rút hiện tại đang dùng: Oseltamivir (Tamiflu)

Trẻ em trên 13 tuổi: 75mg x 2 lần/ngày x 7 ngày

+ Trẻ em từ 1 – 13 tuổi: Dùng dung dịch uống tùy theo trọng lượng cơ thể:

<15kg                         30mg x 2 lần/ngày x 7 ngày

16 – 23 kg                  45 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày

24 – 40 kg                  60 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày

40 kg                          75 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày

+ Trẻ em dưới 12 tháng:

< 3 tháng                    12 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày

3 – 5 tháng                 20 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày

6 – 11 tháng                          25 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày

-Gamaglobulin chống cúm, Interferon: chỉ định khi bệnh nặng hoặc do một số chủng vi rút đặc biệt.

-Hô hấp hỗ trợ: tùy mức độ suy hô hấp, có thể  thở oxy mask, NKQ,…..

-Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, vệ sinh cá nhân, môi trường.

-Điều trị biến chứng: Tùy theo biến chứng mà có xử trí phù hợp.

PHÒNG BỆNH

+Vac xin: tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt là vac xin phòng cúm.

+ Cách ly bệnh nhân, hạn chế nguồn lây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *