BỆNH CROHN

BỆNH CROHN

 

ĐẠI CƯƠNG

Bệnh Crohn đặc trưng bởi những vùng dạ dày- ruột bị dày lên, viêm lan ra tất cả các lớp, loét sâu, niêm mạc nứt nẻ, có u hạt, xen kẽ vùng niêm mạc tổn thương là niêm mạc bình thường. Thường gặp ở đoạn cuối hồi tràng

Thương tổn ở ruột là hậu quả của một sự hoạt hóa không được kiểm soát của hệ thống miễn dịch của niêm mạc. Các yếu tố nhiễm khuẩn và di truyền cũng tham gia vào cơ chế bệnh sinh.

TRIỆU CHỨNG

1. Các triệu chứng thường gặp

– Đau bụng: thường gặp, có vịtrí thay đổi, thường đau quặn dọc khung đại tràng, có khi có hội chứng Koenig

– Đi chảy, có khi đi chảy ra mỡ hoặc máu, tần số thay đổi.

– Trong các đợt cấp thường có suy nhược, chán ăn, sút cân và sốt nhẹ

– Có thể phân lập một số biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất:

+ Đi chảy kéo dài kèm sốt.

+ Hội chứng giả ruột thừa (thương tổn hồi tràng hoặc hồi tràng-đại tràng phải): Đau hốchậu phải không rõ ràng, mảng giới hạn không rõ ở hốchậu phải.

+ Hội chứng lỵ

+ Hội chứng giống bệnh đại tràng chức năng.

– Viêm đại tràng cấp nặng: Đi chảy ồ ạt, thường có máu, đau bụng dữ dội toàn bụng, bụng chướng. Toàn thân có sốt, tim nhanh, mệt lả. Xét nghiệm: thiếu máu, giảm albumin máu.

2. Các thương tổn vùng hậu môn – tầng sinh môn: có giá trịgợi ý chẩn đoán.

– Các vết xước (fissure) và loét cấp hậu môn – trực tràng.

– Hẹp xơ hóa ống hậu môn, có khi hẹp rất nặng.

– Áp xe và các lỗ dò, có thểcó biến chứng dò bàng quang hoặc dò sinh dục

3. Các triệu chứng ngoài tiêu hóa

– Xương khớp: viêm khớp:viêm cột sống dính khớp, viêm khớp cùng chậu.

– Da, niêm mạc: hồng ban nút, hoại thư da mủ, hồng ban đa dạng.

– Mắt: viêm màng bồ đào, loét giác mạc.

– Gan mật: gan nhiễm mỡ, viêm gan mạn, viêm gan u hạt, sỏi túi mật

3. Tiến triển và biến chứng

– Tiến triển: bệnh tiến triển thành từng đợt; 90% các đợt tiến triển có thểkhống chế được bởi liệu pháp corticoide. Trong trường hợp xấu, các đợt cấp ngày càng dày hơn.

– Biến chứng

+Tắc ruột: Lòng ruột hẹp do viêm và do quá trình xơhóa tiến triển.

+ Dò và áp xe trong ổbụng

+ Xuất huyết tiêu hóa

CHẨN ĐOÁN

Do không có tiêu chuẩn đặc hiệu nên chẩn đoán bệnh cần dựa vào tổng thểcác triệu chứng lâm sàng và các thăm dò sau.

1. Sinh học

– Cấy phân và xét nghiệm ký sinh trùng đểloại trừ đi chảy nhiễm khuẩn.

– Trong đợt cấp có tăng bạch cầu, tốc độlắng máu tăng.

– Feritine giảm, albumin giảm, thiếu máu hỗn hợp (thiếu chất và do viêm), tăng tiểu cầu.

– Các xét nghiệm đặc thù cho hội chứng kém hấp thu.

2. Nội soi: là xét nghiệm cơbản cho chẩn đoán, đồng thời giúp đánh giá mức độlan rộng của thương tổn: 70-80% có thương tổn đại tràng, 20-30% chỉthương tổn riêng biệt ởruột non.

Thương tổn nông nhưsung huyết, phù nềniêm mạc, loét aptơhoặc loét dọc.

Thương tổn tiến triển sâu nhưloét sâu, sẹo xơ(sẹo ổloét, giảpolyp, hẹp..).

Giữa các niêm mạc bệnh lý có các khoảng lành.

3. Tổ chức học: phù nề lớp đệm, thâm nhiễm lympho bào, loét và u hạt dạng biểu bì tế bào lớn không có hoại tử bã đậu.

4. Thăm dò hình ảnh

– Chụp đại tràng cản quang: có ích trong trường hợp nội soi không hoàn toàn hoặc có các lỗ dò không phát hiện được bằng nội soi. Các dấu hiệu X quang bao gồm các thương tổn loét, giả polyp tạo thành hình ảnh lát đá, lỗ dò, hình ảnh hẹp các quai ruột, trường hợp điển hình có hẹp nhiều chỗ cách nhau bởi những đoạn ruột lành bị dãn to.

– Chụp cắt lớp vi tính bụng: trong trường hợp có khối ở bụng hoặc nghi có ổ nung mủ.

ĐIỀU TRỊ

1. Đợt viêm cấp nhẹ và vừa:

– Mesalazine: uống 3-4g/ngày x 4-6 tuần → giảm liều 1-1,5g/ngày x 1-2 năm (đơn trị liệu/trường hợp nhẹ) và/hoặc steroid (Budesonide uống 95mg/ngày) (vị trí hồi manh tràng và đại tràng lên, không có biểu hiện ngoài tiêu hóa)

– Nếu ở trực tràng và đại tràng xuống: điều trị tại chổ bằng tọa dược hoặc thụt tháo của Mesalazine, thụt tháo steroid.

2. Đợt viêm cấp nặng :

– Prednisone: uống 0,5 – lmg/kg/ngày.

+ Tuần đầu: 60mg.

+ Tuần 2: 40mg.

+ Tuần 3 – 6: giảm 5mg/tuần.

+ Tuần 7 – 26: 10mg.

– Sau đó giảm dần rồi ngưng, có thể phối hợp điều trị tại chổ.

3. Giai đoạn biến chứng:

-Azthioprine: uống 2mg/kg/ngày (bắt đầu tác dụng sau 2-6 tuần → dùng corticoid tiêm trước ) khi bị lệ thuộc hoặc kháng steroid ( prednison, budesonid…), viêm mạn tính hoạt động và bị rò tiêu hóa.

– Metronidazole: 0,5 – 1g/ngày x 7 – 10 ngày và Ciprofloxacine 1g/ngày khi có bội nhiễm.

– Methotrexate: 15mg/tuần (TB), sau đó 7,5-15mg/tuần (uống)

4. Giai đọan ổn định:

– Dự phòng tái phát: Mesalazine 1,5-2g/ngày

– Tiếp tục duy trì Azathioprine.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *