BẠCH HẦU
ĐẠI CƯƠNG
Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheria tiết ra ngoại độc tố gây nên. Trực khuẩn chủ yếu làm tổn thương đương hô hấp trên và độc tố của nó lan toả khắp cơ thể.
CHẨN ĐOÁN:
1. Dịch tễ:
– Có tiếp xúc bệnh nhân nghi ngờ bệnh bạch hầu
– Bệnh nhân chích ngừa không đấy đủ hoặc chưa chích ngừa bệnh bạch hầu
2. Lâm sàng:
– Viêm họng giả mạc điển hình (giả mạc trắng xám dính chặt vào niêm mạc bóc ra dễ chảy máu, lúc đầu trắng bóng về sau chuyển thành màu ngà, giả mạc dai dính không tan trong nước, lan tràn rất nhanh ), sổ mũi một bên đôi khi có lẫn mủ
– Cổ bạnh, hạch dưới hàm chắc, di động, không đau.
– Viêm thanh quản: khàn tiếng, khó thở, ngạt
– Dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc
3. Cận lâm sàng:
– Phết mũi, họng soi tìm vi trùng Bạch hầu (+)
ĐIỀU TRỊ:
1. Nguyên tắc điều trị:
– Phải điều trị ngay khi có dấu hiệu lâm sàng
– Nằm nghỉ tuyệt đối tại giường
– Mơ khí quản khi cần thiết
2. Điều trị cụ thể
– Giải độc tố Bạch hầu:
SAD (Serum Anti Diptheriae)
+ Bạch hầu mũi 10.000 đv
+ Bạch hầu họng 20.000 -40.000đv
+ Bạch hầu thanh quản 30.000 -40.000đv ( Thử test trước khi dùng )Pha nồng độ 1/1000
+ Bạch hầu ác tính 60.000đv –100.000 đv.
Pha trong dung dịch muối đẳng trương, truyền tĩnh mạch chậm trong 60 phút hoặc TB
– Kháng sinh :
+ Penicilline G 50.000 -100000UI/Kg/ngày chia 3 lần x 10-14ngày (uống ,TB ,TM )
+ Hoặc Erythromycin 40-50mg/kg/ ngày chia 4 lần uống 10-14 ngày.
– Corticoid:
+ Prednisolon 1 – 2 mg/kg/ngày trong 5 ngày
– Bù điện giải
– Điều trị triệu chứng
– Nâng đở tổng trạng
– Dinh dưỡng ăn đủ chất, nuôi ăn qua sonde khi bệnh sặc
– Cách ly bạch hầu cũ và mới
3. Điều trị biến chứng:
-Biến chứng tim
+ Dùng Corticoid kéo dài 1 – 2 tuần
+ Nếu có rối koạn huyết động học trụy tim mạch. Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm ,truyền dịch theo CVP. Vận mạch Dopamin 5 mg/kg/phút khi cần
– Biến chứng thần kinh: Liệt hô hấp (xử trí khó thở thanh quản độ II mở khí quản theo chỉ định )
– Chăm sóc:
+ Hút đàm
+ Săn sóc ống canyl (nếu có)
+ Vệ sinh răng miệng
4. Tiêu chuẩn xuất viện:
+ Hết sốt ,hết màng giả ,lên cân lợi sức.
+ Hết biến chứng (nhất là tim mạch).
+ Sau 2 – 3 tuần điều trị ngoái họng cấy vi khuẩn âm tính 2 lần cách nhau ít nhất 7 ngày.
+ Sau đó theo dõi tiếp ngoại trú 70 ngày sau bằng cách hẹn bệnh nhân đến tái khám.
PHÒNG BỆNH :
– Vệ sinh răng miệng
– Tiêm phòng bệnh bạch hầu theo lịch tiêm chủng Quốc gia cho trẻ em(DTC ).
– Buồng bệnh bạch hầu phải khử khuẩn thường xuyên hàng ngày.
– Cấy nhầy họng cho người tiếp xúc. Erythromycin 40mg/kg/ngày x7-10 ngày cho người mang khuẩn.