BỆNH NỨT HẬU MÔN
ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa
Nứt hậu môn là tình trạng có vết rách dạng loét hình bầu dục ở ống hậu môn kéo dài đến đuờng răng luợc. Thường gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
2. Phân loại
– Cấp tính: vết rách chợt, nông, đơn giản ở ống hậu môn và thường mới bị.
– Mãn tính: Triệu chứng kéo dài hơn 8 – 12 tuần, với đặc điểm thương tổn gồm đường nứt xơ chai, u nhú phì đại và mẫu da thừa.
CHẨN ĐOÁN
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
– Táo bón.
– Đau hậu môn nhất là trong và sau khi đi cầu.
– Đi cầu ra ra máu tuơi ít, dính theo phân hay giấy vệ sinh.
– Thăm hậu môn: đường nứt xơ chai ở ống hậu môn (có thể kèm da thừa và u nhú phì đại). Bệnh nhân nằm ngửa: vị trí 6 giờ có thể 12g. Tăng trương lực cơ thắt, đau, khó thăm hậu môn trực tràng.
ĐIỀU TRỊ
– Tiêu chuẩn điều trị ngoại trú:
+ Viêm rách hậu môn cấp tính.
+ Nứt hậu môn mãn tính chua có điều kiện phẫu thuật.
+ Sau khi được phẫu thuật.
– Thuốc và cách chăm sóc:
+ Chế độ ăn nhiều chất xơ (rau cải), uống đủ nước tránh táo bón.
+ Ngồi ngâm nuớc ấm nhiều lần trong ngày (>6 lần/ngày), mỗi lần 5 – 10 phút
+ Thuốc chống táo bón: Forlax 1 gói x 2 (x3)/ngày hoặc Sorbitol 1 gói x 3 /ngày
+ Thuốc kháng viêm, giảm đau:
Paracetamol 500mg 1viên x 3 / ngày, Diclofenac 50mg 1viên x 3 / ngày hoặc Mobic 7,5mg (Meloxicam) 1viên x 2 / ngày; hoặc
Tatanol codein (Acetaminophen + Codein): 1-2 viên x 1-3 lần / ngày tùy mức độ bệnh
Ultracet (Acetaminophen + Tramadol) 1viên x 3 / ngày
+ Thuốc kháng sinh: có thể dùng nếu là viêm cấp tính, trong 7 – 10 ngày
Augmentin 1g x 2 / ngày hay các thuốc cùng nhóm tương tự. (Curam, Unasyn)
Hoặc nhóm Fluoroquinolon: (Ciprofloxacin, Ofloxacin.) Ciprofloxacin 0,5g x 2 / ngày.
Hoặc nhóm Cefalosporin II: (Cefuroxim) Zinnat 0,5g x 2 / ngày.
5. Theo dõi, dặn dò:
– Uống thuốc đầy đủ và tái khám sau 1 tuần
– Nếu có dấu hiệu khác lạ, bất thường cần liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt.
– Ăn nhiều trái cây, rau quả, uống nhiều nuớc
– Tập thể dục….
6. Tiêu chuẩn nhập viện: Nứt hậu môn mãn tính có chỉ định phẫu thuật