ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ THIẾU HỤT VITAMIN Ở TRẺ EM

I. ĐIỀU TRỊ THIẾU VITAMIN C (SCORBUT) TRẺ EM

BỆNH NGUYÊN
Trong sữa mẹ có nguồn Vitamin C rất đầy đủ cho trẻ, chứa 4-7mg/100ml. Trường hợp mẹ ăn thiếu Vitamin C, phải tăng nguồn Vitamin này cho trẻ. 
LÂM SÀNG
Bệnh rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, phần lớn xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Các dấu hiệu lâm sàng gồm:
• Xu hướng dễ xuất huyết, ngà răng kém phát triển, sún răng do thiếu chất tạo keo.
• Sự hình thành nội sụn bị đình chỉ, xương giòn, dễ gãy.
• Trẻ có tình trạng kích thích, chán ăn, đau toàn thân, đau ống chân, có thể phù cẳng chân, có thể sờ thấy ổ xuất huyết dưới màng xương ở đầu xương đùi.
• Niêm mạc lợi sưng, đỏ sẫm.
• Dấu hiệu chuỗi hạt sườn còn to và rõ hơn trong bệnh còi xương, hẹp xương ức.
• Da và niêm mạc có các chấm xuất huyết; có thể đái ra máu, ỉa phân đen; xuất huyết trong hố mắt và dưới màng cứng.
• Bệnh nhi có thể sốt nhẹ, thiếu máu, các vết thương chậm liền.
CHẨN ĐOÁN
Các triệu chứng lâm sàng.
Tiền sử thiếu Vitamin C.
Các dấu hiệu X quang đặc thù của xương dài, vùng đầu gối, hiện tượng teo xương, thân xương biến mảnh, đầu xương nham nhở, đường trắng Fraenkel dày lên. Đầu xương to lên thành hình chùy, các tổ chức vôi hóa là tàn tích của những ổ xuất huyết cũ đã hồi phục.
Thử nồng độ Vitamin C trong máu là nghiệm pháp bão hòa với Vitamin C.
ĐIỀU TRỊ
Điều trị nhanh chóng bằng Vitamin C 100-200mg hoặc cao hơn, uống hoặc tiêm hàng ngày.
Uống nước cầm, nước cà chua ép.

II. ĐIỀU TRỊ THIẾU VITAMIN B1 (THIAMIN) TRẺ EM
(Bệnh tê phù – Bêribêri)

NGUYÊN NHÂN
Vitamin (Thiamin) là coenzym trong chuyển hóa cacbonhydrat. Thiếu Vitamin sẽ làm ứ đọng acid pyruvic trong các mô. Vitamin B; cũng cần để tổng hợp ra acetincholin, nên khi thiếu sẽ làm tổn thương chức năng thần kinh. Nguồn cung cấp Vitamin B1 là sữa mẹ, sữa bò, rau quả, ngũ cốc, trứng, vv. Ở trẻ lớn nếu ăn đủ thịt và rau thì không bị thiếu Vitamin B1. Vitamin B1 sẽ bị phá hủy bởi nhiệt, ở môi trường trung tính và kiềm.
Một số loại cá có thể phá hủy enzym
Trường hợp ăn uống thiếu thốn, thực phẩm cũ, mốc, môi trường đặc biệt, sẽ gây bệnh tê phù do thiếu Vitamin B;.
LÂM SÀNG
• Lúc đầu, trẻ có những triệu chứng chung như quấy khóc, chán ăn, nôn và táo bón.
• Thăm khám, trẻ có vẻ bụ bẫm, nhưng da xanh xao, mềm nhẽo, uể oải.
• Khó thở, nhịp tim nhanh, gan to.
• Các phản xạ gân gối, khuỷu đều mất.
• Trẻ không tăng cân, da như sáp.
• Nước tiểu ít, có albumin niệu, trụ niệu.
• Các dấu hiệu thần kinh như vô carti, ngủ gà, sụp mi, teo dây thần ,kinh thị giác.
• Tiếng khóc khàn do liệt thần kinh thanh quản là dấu hiệu đặc thù nhưng ít gặp ở trẻ còn bú.
• Tim phải to, tiếng tim nhanh, nhịp ngựa phi. Trên X quang: tim bị giãn; trên điện tâm đồ có tổn thương cơ tim.
• Suy tim, phù phổi cấp, chết rất đột ngột, nhất là ở trẻ còn bú.
CHẨN ĐOÁN
Vì các triệu chứng lâm sàng trong bệnh thiếu Vitamin B; hơi ít đặc thù, có thể gặp trong nhiều trường hợp rối loạn dinh dưỡng khác, nên đôi khi cần phải làm xét nghiệm định lượng acid lactic và acid pyruvic. Hai loại acid này thường ,tăng trong máu khi B1 thiếu Vitamin B1. cở thể làm định lượng sau khi cho uống Glucoza hoặc cho vận động. Các nồng độ này sẽ trở lại bình thường sau khi cho uống Vitamin B;.
ĐIỀU TRỊ
Cho Vitamin B1 với liều cao, 10mg ở trẻ em, 50mg với người mẹ (nếu trẻ còn bú). Cho uống hoặc tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch khi có triệu chứng suy tim. Kết quả rõ rệt trong vòng 2 giờ. Sau đó cho tiếp liệu bổ sung trong nhiều tuần.
Cho thêm các Vitamin phức hợp B vì thường có kèm theo thiếu cả nhóm B, ngoài điều trị bằng Vitamin B1.
DỰ PHÒNG
Với trẻ còn bú, người mẹ cần ăn đủ chất. nhu cầu hàng ngày về Vitamin B1 là l,8mg; khi có thai và cho con bú là 2,3mg. Với trẻ còn bú, nhu cầu hằng ngày là 0,4mg, trẻ lớn là từ 0,6-l,2mg. nhu cầu này sẽ tăng lên nếu ăn nhiều chất bột, cacbonhydrat. Rau, bột ngũ cốc nấu chín quá cũng sẽ bị phá hủy một lượng lớn Vitamin B.

III. ĐIỀU TRỊ BỆNH THIẾU VITAMIN B2 (RIBOFLAVIN) TRẺ EM

BỆNH NGUYÊN
Bệnh thiếu Vitamin B2 thường có biểu hiện khi có các thiếu hụt của các Vitamin khác thuộc nhóm B phức hợp. Vitamin B2 là một thành phần cấu tạo của nhiều tế bào sống, giữ vai trò trong hô hấp tế bào.
Thiếu Vitamin B2 thường do ăn uống thiếu chất hoặc là hậu qủa của sự kém hấp thụ và sử dụng.
LÂM SÀNG
Bệnh thiếu Vitamin B2 biểu hiện bằng các triệu chứng:
• Viêm môi, viêm lưỡi (chốc mép), viêm giác mạc và những tổn thương khác ở da.
• Lưỡi nhẵn, mất cấu trúc gai.
• Bệnh có thể xuất hiện thành dịch trong những cơ sở điều trị hoặc ở các gia đình ăn uống thiếu thốn.
• Bệnh nhân có cảm giác bỏng rát, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, cảm thấy đau mắt; có thể khám thấy mắt bị xung huyết ở đám rối các chi, giãn mạch máu ở giác mạc và viêm giác mạc kẽ.
• Bị bong vảy ở quanh tai, quanh mắt; toàn thân bệnh nhân thấy mệt mỏi, uể oải.
• Bệnh thường gặp vào mùa xuân.
CHẨN ĐOÁN
Chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học.
ĐIỀU TRỊ
Vitamin B2 từ 3-10mg, uống hàng ngày.
Vitamin B2 2mg tiêm bắp, ngày 3 lần, nếu uống không kết quả.
Cho Vitamin nhóm B tổng hợp (Vitamin B complex) nhiều hơn nhu cầu hàng ngày đồng thời với Vitamin B2 . Cho ăn uống đủ chất.
DỰ PHÒNG
nhu cầu hàng ngày về Vitamin B2 cho trẻ còn bú: 0,6mg; trẻ từ 2-12 tuổi: l-2mg; người lớn: 2-3mg. Trong các thức ăn như gan, thận, men bia, sữa bò, trứng, rau xanh có chữa một hàm lượng lớn Vitamin B2- Nếu trẻ ăn đủ chất (trứng, sữa, rau, thịt) sẽ không bị mắc bệnh.

IV. ĐIỀU TRỊ BỆNH THIẾU VITAMIN B6 (PYRIDOXIN) TRẺ EM

BỆNH NGUYÊN
Trong sữa bò, sữa người và ngũ cốc, có chứa đủ lượng Vitamin B6. Nhưng nếu ngũ cốc để lâu quá, lượng Vitamin này sẽ bị giảm.
Ở trẻ còn bú, cho ăn sam bằng bột để lâu và bị xử lí nhiều lần sẽ làm thiếu hụt Vitamin Sữa đun sôi lâu cũng làm Vitamin B6 bị phá hủy.
Các trẻ có hội chứng kém hấp thu cũng bị thiếu Vitamin B6.
Điều trị lao bằng Isoniazid là chất đối kháng với Vitamin B6 cũng sẽ gây thiếu hụt Vitamin 6.
LÂM SÀNG
Có 4 triệu chứng lâm sàng chủ yếu:
• Co giật ở trẻ còn bú.
• Viêm thần kinh ngoại biên.
• Viêm da.
• Thiếu máu.
Một số trẻ ở lứa tuổi còn bú, ăn bột thiếu Vitamin B có thể có dấu hiệu kích thích, lên cơn co giật, rối loạn tiêu hóa, có thể xuất hiện rất sớm trong tuần đầu sau đẻ. Dấu hiệu viêm thần kinh ngoại vi xảy ra trong quá trình điều trị lao. Tổn thương da như viêm môi, viêm lưỡi, tăng tuyến bã nhờn quanh mũi, mắt, miệng.
Thiếu máu hồng cầu nhỏ cũng là một trong những triệu chứng thiếu Vitamin B6.
CHẨN ĐOÁN
Khi trẻ còn bú lên cơn giật cần nghĩ tới bệnh thiếu Vitamin B6, sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác như hạ canxi máu, hạ đường máu, nhiễm khuẩn.
Có thể cho tiêm Vitamin B6 100mg; nếu cơn giật chấm dứt, sẽ cho làm thử nghiệm với Tryptophan 100mg/kg. Nếu do thiếu Vitamin B6 sẽ thấy xuất hiện nhiều acid xanthurenic mà bình thường không có.
ĐIỀU TRỊ
Trường hợp nặng có co giật, phải dùng 100mg Vitamin B6, tiêm bắp. chỉ cần một liều với trẻ có chế độ ăn đủ vitamin.
Nếu là bệnh phụ thuộc Vitamin B6, cần tiêm hàng ngày, liều 2-10mg , Vitamin B6.

V. ĐIỀU TRỊ THIẾU VITAMIN E TRẺ EM

BỆNH NGUYÊN
Vitamin E có liên quan đến chuyển hóa của acid nucleic, có nhiều tác dụng như coenzym Q. Vitamin E có nhiều trong thức ăn.
LÂM SÀNG
• Bệnh hay gặp trong những trường hợp kém hấp thu như ở bệnh xơ nang, bệnh tiêu tế bào gai (acanthocytosis).
• nhu cầu đòi hỏi cao ở trẻ đẻ non, tuổi còn bú, ăn nhân tạo (bằng sữa bò).
• Vitamin E là một nguyên nhân gây thiếu máu trong Kwashiorkor.
CHẨN ĐOÁN
Biểu hiện chủ yếu trên lâm sàng là thiếu máu.
Xuất hiện creatin niệu.
Lắng đọng chất xeroit ở cơ nhẵn, hoại tử từng ổ ở cơ vân và yếu cơ. Triệu chứng tiêu huyết xuất hiện lúc 6-10 tuần.
ĐIỀU TRỊ
Hiện tượng tiêu huyết sẽ bị ức chế nhanh chóng khi cho uống Vitamin E 50mg.
nhu cầu về Vitamin E hằng ngày là lmg.
DỰ PHÒNG
Cần chú ý tăng khẩu phần Vitamin E ở những trẻ bị bệnh kém hấp thu chất béo, sơ sinh, đẻ non, nuôi nhân tạo, Kwashiorkor.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *