HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH TỦY
I. ĐẠI CƯƠNG
Hội chứng rối loạn sinh tủy (Myelodysplastic Syndrome – MDS) là một nhóm các bệnh lý sinh máu có đặc điểm: Tủy sinh máu không hiệu lực; tế bào máu sinh ra có sự bất thường về hính thái và chức năng; bệnh tiến triển âm ỉ, dai dẳng và thường kết thúc bằng một lơ xê mi cấp nên còn gọi là tiền lơ xê mi (pre-leukemia).
II. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng: hội chứng thiếu máu, hội chứng nhiễm trùng, hội chứng xuất huyết, có thể gặp gan lách to.
2.2. Cận lâm sàng: các dòng tế bào máu có thể hiện tổn thương về mặt chất lượng với các mức độ khác nhau.
Máu ngoại vi: thiếu máu bính sắc, có thể gặp hồng cầu non ra máu ngoại vi. Bạch cầu hạt có thể bính thường, tăng hoặc giảm, giảm, mất hạt đặc hiệu, có hính ảnh nhân bị đứt đoạn, hoặc tăng hạt đặc hiệu hoặc tăng đoạn, có thể xuất hiện tế bào non ác tình (blast).Tiểu cầu có thể tăng, giảm hoặc bính thường, bất thường hay gặp nhất là tiểu cầu có kìch thước to (tiểu cầu khổng lồ).
Tủy đồ:
– Dòng hồng cầu thường gặp tăng sinh, gặp hồng cầu non đủ các lứa tuổi, các hồng cầu non có nhân chấm, hoặc hồng cầu non ìt tạo hemoglobin. Có thể tăng tiền nguyên hồng cầu nhưng ìt gặp các cụm, các đảo hồng cầu non bính thường. Có thể gặp nguyên hồng cầu nhiều nhân, nhân có vệ tinh thấy ở giai đoạn đa sắc và ưa acid, bào tương có hốc hoặc ìt tạo huyết sắc tố. Nhuộm hồng cầu sắt (nhuộm Perls) có thể phát hiện được sideroblast vòng (là một tiêu chuẩn trong xếp thể bệnh của hội chứng rối loạn sinh tủy).
– Dòng bạch cầu hạt: thường có tăng bạch cầu dòng hạt và dòng mono, giảm hoặc mất hạt đặc hiệu, tế bào méo mó, nứt vỡ, có vệ tinh, xuất hiện tế bào một nhân của bạch cầu đoạn trung tình, bất thường kiểu Pelger Huët. Có thể gặp tăng tế bào tiền tủy bào và tủy bào. Tế bào blast bao giờ cũng gặp nhưng tỷ lệ gần như bính thường (dưới 2%), nhưng có thể gặp tăng cao, đến xấp xỉ 20%, ở thể có tăng quá mức tế bào blast.
– Tiểu cầu: gặp mẫu tiểu cầu còi cọc, không chia thùy hoặc hai thùy, nhiều múi hoặc ìt múi.
Sinh thiết tủy xương: rất có giá trị trong việc chẩn đoán sớm khi bệnh chuyển thành lơ xê mi cấp. Phát hiện thấy khu trú bất thường của các tế bào đầu dòng chưa trưởng thành (ALIP: Abnormal localization of immature precursors). Khi gặp ALIP thì tiên lượng bệnh dễ chuyển thành lơ xê mi cấp.Có thể có tăng sinh xơ gặp ở thể ìt blast.
Đặc điểm tế bào di truyền: mất NST: 5, 7, 20; thêm NST: 8, 21; mất đoạn nhánh dài NST: 5, 7, 20, (trong đó mất nhánh dài NST số 5 đã được sử dụng để xếp loại bệnh); chuyển đoạn: t(1; 3); (p36; q21); t(1; 7); (p11; q11); t(2; 11); (p21; q23). Không gặp tổn thương đặc hiệu của lơ xê mi dòng tủy: t(8; 21); t(15; 17), inv.(16).
Xét nghiệm sinh học phân tử: Tùy từng thể bệnh mà có chỉ định xét nghiệm hợp lý.
2.3. Chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy: (bảng xếp loại mục 3).
Chẩn đoán phân biệt Hội chứng rối loạn sinh tủy với: Hội chứng tăng sinh tủy, suy giảm tủy xương, thiếu máu hồng cầu to do thiếu axit folic và vitamin B12, thiếu máu có sideroblast bẩm sinh.
Xếp loại thể bệnh hội chứng rối loạn sinh tủy: tùy khả năng thực hiện một số xét nghiệm của cơ sở y tế mà lựa chọn cách xếp loại cho phù hợp.
Xếp loại theo FAB (1982)
Nhóm |
Blast máu |
Blast tuỷ |
Nguyên hồng cầu sắt vòng |
Monoxit máu ngoại vi |
Rối loạn hồng cầu |
Rối loạn dòng bạch cầu |
Rối loạn dòng tiểu cầu |
TMDD* (Retractory anemia = R.A) |
< 1% |
< 5% |
< 15% |
< 1G/L |
++ |
+ |
+ |
TMDD có Sideroblast vòng (R.A. With ring sederoblast = RARS) |
< 1% |
< 5% |
> 15% |
< 1G/L |
++ |
+ / – |
+ / – |
TMDD có tăng quá mức tế bào blast (R.A. With excess of blast = RAEB) |
< 5% |
5-20% |
Thay đổi |
< 1G/L |
++ |
++ |
++ |
TMDD có tăng quá mức tế bào blast đang chuyển cấp (RAEB in transformation = RAEB-t) |
> 5% |
21- <30% |
Thay đổi |
Thay đổi |
++ |
++ |
++ |
Lơ xê mi Myelo – Mono kinh (Choronic Myelo – Monoleukemia = CMML) |
< 5% |
5-20% |
Thay đổi |
t 1G/L |
+/- |
+/- |
+/- |
* TMDD: Thiếu máu dai dẳng.
Xếp loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO) 2008
Nhóm |
Thể bệnh |
Các yếu tố về tủy xương |
1 |
Giảm tế bào dai dẳng loạn sản đơn dòng bao gồm: thiếu máu dai dẳng, giảm bạch cầu trung tình, giảm tiểu cầu (Refractory cytopenias with unilineage dysplasia: RCUD) |
≥ 10% tế bào một dòng bị rối loạn < 5% blast < 15% nguyên hồng cầu sắt vòng (RS) |
2 |
Thiếu máu dai dẳng tăng nguyên hồng cầu sắt vòng (Refractory anemia with ringed sideroblasts: RARS) |
< 5% blast ≥ 15% RS |
3 |
Giảm tế bào dai dẳng có rối loạn nhiều dòng tế bào (Refractory cytopenia with multilineage dysplastic: RCMD) |
≥ 10% tế bào bất thường ở ≥ 2 dòng tế bào < 5% blast Không kèm hoặc kèm tăng RS |
4 |
Hội chứng rối loạn sinh tủy có kết hợp mất nhánh dài nhiếm sắc thể số 5(del 5q) (MDS associated with isolatsed del(5q)) |
< 5% blast del(5q) |
5 |
– Thiếu máu dai dẳng có tăng quá mức blast -1 (Refractory anemia with exccess blasts1: RAEB – 1) – Thiếu máu dai dẳng có tăng quá mức blast – 2 (Refractory anemia with excces blasts2: RAEB – 2) |
5-9% blast, thể Auer (-)
10-19% blast, thể Auer (±) |
6 |
MDS-U: rối loạn sinh tủy chưa xếp loại |
<10% tế bào bất thường + < 5% blast + gen bất thường |
Theo xếp loại WHO 2008 thể RAEB-t của xếp loại FAB (1982) được xếp loại là lơ xê mi cấp dòng tủy với tổn thương đa dòng, và CMML được xếp loại là MDS/MPS (rối loạn sinh tủy/ tăng sinh tủy). Những bất thường về sinh học phân tử như t(15;17), t(8;21), inv16, t(16;16), được xếp loại là lơ xê mi cấp dòng tủy không tình đến số lượng blast tủy và nguyên hồng cầu sắt vòng.
Lựa chọn sử dụng xếp loại nào cho phù hợp cần căn cứ vào khả năng làm được các xét nghiệm:
– Nhuộm hồng cầu sắt là bắt buộc phải có trong khi sử dụng cả 3 cách xếp loại.
– Muốn sử dụng xếp loại theo WHO 2001 thí phải làm được xét nghiệm tím bất thường nhiễm sắc thể (mất nhánh dài NST số 5).
– Muốn sử dụng được xếp loại WHO 2008 phải làm được thêm nhiều xét nghiệm tím tổn thương nhiễm sắc thể trong hội chứng rối loạn sinh tủy (cả del 5q và các xét nghiệm khác như đã nêu ở trên.
IV. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc chung
– Điều trị căn cứ theo thể bệnh hội chứng rối loạn sinh tủy (xếp loại FAB 1982 và WHO), yếu tố nguy cơ, tuổi, toàn trạng.
– Các biện pháp điều trị chình là: Hóa trị liệu, sử dụng các chất cảm ứng biệt hóa, ghép tủy xương, điều trị bổ trợ cho thiếu máu, xuất huyết, nhiễm trùng.
4.2. Các phác đồ đề xuất theo thể bệnh
a. Thể RA/RARS
– Erythropoietin 10.000UI/1 lần x 3 lần/tuần x 4 tuần.
– Cytarabin 50mg/ngày x 4 ngày (tiêm tĩnh mạch chậm hoặc dưới da).
– Methylprednisolone 80mg/ ngày x 7 ngày (tiêm tĩnh mạch chậm).
Mỗi tháng dùng một đợt như trên.
b. Thể RAEB
– Cytarabin100mg/ ngày x 3 ngày (tiêm tĩnh mạch chậm).
– Methylprednisolone 80mg/ ngày x 7 ngày (tiêm tĩnh mạch chậm).
Mỗi tháng dùng một đợt như trên, dùng 3-4 đợt .
c. Thể RAEB-t
– Người bệnh < 50 tuổi: Điều trị như lơ xê mi cấp.
– Người bệnh > 50 tuổi điều trị như sau:
+ Cytarabin100mg/ngày x 7 ngày (tiêm tĩnh mạch chậm).
+ Methylprednisolone 80mg/ngày x 7 ngày (tiêm tĩnh mạch chậm).
3 – 4 đợt cách nhau 1 tháng.
d. Nhóm nguy cơ cao chuyển thành lơ xê mi cấp như RAEB-2 (WHO 2001) hay RAEB–t (FAB 1982): điều trị hóa chất để lui bệnh sau đó ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại.
đ. Khi chuyển cấp: điều trị như lơ xê mi cấp.
e. Ghép tế bào gốc tạo máu: thường là ghép đồng loại.
– Người bệnh dưới 55 tuổi: ở các thể CMML; RA; RARS.
– Nhóm nguy cơ cao: Điều trị hóa chất lui bệnh, sau đó ghép đồng loại.
4.3. Điều trị hỗ trợ
a. Chống thiếu máu
– Truyền khối hồng cầu: khi huyết sắc tố < 70G/L, truyền đến khi huyết sắc tố đạt > 100G/L, tốt nhất là nên chọn máu phù hợp phenotype.
– Erythropoietin: 10.000UI/lần x 3 lần/ tuần hoặc 40.000UI/lần/tuần tiêm dưới da.
b. Chống xuất huyết
– Truyền khối tiểu cầu cùng nhóm khi số lượng tiểu cầu ≤ 20G/L hoặc khi số lượng tiểu cầu ≤ 50 G/L nhưng có xuất huyết.
– Tranexamic acid 0,25 g x 1-2 ống; tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.
– Thrombopoietin.
c. Chống nhiễm trùng
– Điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ khi có nhiễm khuẩn.
– Nếu bạch cầu N ≤ 1G/L có thể dùng G-CFS.
– Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh răng miệng, cơ thể…
4.4. Một số thuốc và phác đồ điều trị mới
a. Đơn trị liệu: có thể dùng riêng từng thuốc sau:
– Methylprednisolone: 1-1,5 mg/kg/ngày; dùng trong 3-4 tuần.
– Androgen: 0,5 – 1mg/kg/ngày; dùng trong 5-6 tháng.
– Cytarabin: 5-10mg/m2/ngày tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch 12 giờ 1 lần
trong 2-3 tuần.
– Retinoic acid: 20-250 mg/m2; dùng trong 2-3 tháng.
– Azacitidin 75mg/m2/ngày; tiêm dưới da 1 lần/ ngày x 7 ngày, dùng 4 tuần 1 đợt.
– Decitabine: 20mg/m2/ngày truyền tĩnh mạch trên 1 giờ x 5 ngày, dùng 4 tuần 1 đợt.
– Thalidomide: Khởi đầu 100mg/ngày uống trước lúc đi ngủ tăng dần liều đến 400mg trong 1-2 tuần tiếp theo.
– Lenalidomide 10mg , uống ngày 1 lần x 21 ngày, dùng 4 tuần 1 đợt.
– Imatinib: (dùng cho MDS/MPD liên quan đến gen PDGFR) uống 400mg/ ngày.
– Antithymocyte globulin (ATG): 40mg/kg/ngày truyền tĩnh mạch 4 ngày liên tiếp.
– Cyclosporine: 5-6 mg/kg/ngày, uống.
– 9 nitrocamptothecin (9- NC): 2mg/m2; uống liên tục 5 ngày mỗi tuần dùng trong 4-6 tuần.
– Asenic trioxide: 0,25 mg/kg/ngày; uống liên tục 5 ngày mỗi tuần trong tuần 1 và tuần 2; lặp lại chu kỳ mỗi 4 tuần.
b. Phác đồ phối hợp
– Aclarubicin- cytosin arabinoside và G- CSF:
+ Aclarubicin: 14mg/m2/ngày; truyền tĩnh mạch; ngày 1 đến ngày 4.
+ Cytosin arabinoside: 10mg/m2/ngày; tiêm dưới da 12 giờ 1 lần; ngày 1 đến ngày 4.
+ G- CSF: 200 µg/m2/ngày; tiêm dưới da; ngày 1 đến ngày 4.
– PCD hoặc Amifostine- PCD:
+ Amifostine: 200-400 mg/m2; truyền tĩnh mạch 3 lần/tuần.
+ Pentoxifylline: 800mg x 3 lần/ngày.
+ Ciprofloxacine: 500mg x 2 lần/ngày.
+ Dexamethasone: 4 mg/ ngày vào buổi sáng.
– Topotecan- cytarabine:
+ Topotecan: 1,25 mg/m2; ngày 1 đến ngày 5.
+ Cytarabine: 1g/m2; tiêm dưới da ngày 1 đến ngày 5.
4.5. Thải sắt:
V. TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG
5.1. Tiến triển
Hội chứng rối loạn sinh tủy là bệnh khá nặng, dai dẳng và rất khó điều trị. Người bệnh có thể tử vong do các biến chứng như: nhiễm trùng, chảy máu, ứ sắt do truyền máu nhiều lần gây suy chức năng các cơ quan hoặc do chuyển thành lơ xê mi cấp.
5.2. Tiên lượng: theo hệ thống điểm tiên lượng quốc tế (IPSS: International prognostic scoring system) năm 1997 theo bảng sau:
Bảng hệ thống điểm tiên lượng theo tiêu chuẩn quốc tế
Tiêu chuẩn |
Điểm |
A. Blast trong tủy xương < 5% 5-10% 11-20% 21-30% |
0 1 1,5 2 |
B. Bất thường di truyền học tế bào Bính thường, Y-, 5q-, 20q- Bất thường NST số 7, hoặc số 3, hoặc có nhiều bất thường NST phối hợp. Có các bất thường di truyền khác. |
0 1
0,5 |
C. Suy giảm các dòng tế bào máu: được định nghĩa là khi Hb < 10g/dl, Số lượng tuyệt đối bạch cầu trung tình < 1,5 G/L, số lượng tiểu cầu < 100G/L. Không suy giảm hay chỉ bị suy giảm một dòng tế bào máu. Suy giảm 2 hoặc 3 dòng tế bào máu. |
0 0,5 |
Đánh giá tiên lượng như sau:
Điểm |
Nhóm nguy cơ |
Thời gian sống trung bình |
0 |
Thấp |
5,7 năm |
0,5- 1,0 |
Trung bình 1 |
3,5 năm |
1,5- 2,0 |
Trung bình 2 |
1,2 năm |
2,5- 5,0 |
Cao |
0,4 năm |