VIÊM TỦY (ĐIỀU TRỊ CHO RĂNG SỮA)

I. CHẨN ĐOÁN:

1.1. Lâm sàng:

– Đau khi có kích thích: nóng, lạnh, chua, ngọt, khi ăn nhai… hết kích thích hết đau.

– Đau tự phát, từng cơn, theo mạch đập, không ngủ được, cơn đau có thể kéo dài vài phút đến vài giờ.

– Một số trường hợp đau dữ dội, khuếch tán cơn đau lan tỏa nửa mặt hoặc nửa đầu giống như cơn đau thần kinh.

– Gõ ngang đau, gõ dọc không đau (đau nếu có tổn thương màng nha chu).

– Khám lâm sàng lỗ sâu lớn sát tủy, làm sạch xoang có thể thấy điểm ánh hồng tương ứng vị trí buồng tủy, hoặc có thể thấy tủy triển dưỡng ở xoang sâu hoặc tủy lộ khi lấy hết thức ăn (đôi khi triệu chứng lâm sàng rất điển hình của viêm tủy cấp không cần gõ).

1.2. Cận lâm sàng: Phim X-quang :

– Độ lan rộng của tổn thương mô răng (độ thấu quang) tới tủy hoặc gần sát sừng tủy.

– Dây chằng nha chu dãn rộng hoặc bình thường.

– Chưa thấy tổn thương quanh chóp.

– Có điều trị lấy tủy buồng trước đó.

– Răng có miếng trám lớn sát tủy sâu tái phát.

1.3. Chẩn đoán xác định: Viêm tủy

II. ĐIỀU TRỊ:

2.1. Chỉ định:

– Tùy theo tổn thương trên lâm sàng và phim X-quang.

– Che tủy trực tiếp hoặc gián tiếp bằng Hydroxit Canxi- Ca (OH)2.

– Điều trị tủy:

Lấy tủy buồng hoặc toàn phần tùy trường hợp tổn thương trên lâm sàng.

2.2. Chống chỉ định tương đối:

– Bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc, các bệnh tim mạch, bệnh về máu,… (cho trẻ khám chuyên khoa và có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa cho phép điều trị và các thuốc trẻ có thể dùng được trong thời gian điều trị).

2.3. Điều trị:

– Phương pháp điều trị:

• Tùy theo tổn thương trên lâm sàng và phim X-quang:

• Che tủy trực tiếp hoặc gián tiếp bằng Hydroxit Canxi – Ca(OH)2.

• Điều trị nội nha: Lấy tủy buồng hoặc tủy toàn phần tùy trường hợp tổn thương trên lâm sàng.

– Thuốc sử dụng: Tùy thực tế trên lâm sàng, có thể cho thuốc điều trị cho phù hợp.

• Kháng sinh:

 ❖ Amoxicilline 250mg (viên nang, gói), 500mg (viên nang):

♦ Trẻ em trên 12 tuổi: Dùng liều người lớn: 500mg, cách 8 giờ 1 lần.

♦ Trẻ em đến 10 tuổi: 125-250mg, cách 8 giờ 1 lần.

♦ Trẻ dưới 20 kg thường dùng liều 20 – 40mg/ kg thể trọng/ ngày.

 ❖ Metronidazole 250mg:

♦ Liều thường dùng cho trẻ em: 20 – 30 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần uống.

• Kháng viêm:

 ❖ Lysozym 90mg:

♦ Trẻ em trên 30 tháng tuổi: 4,5mg/kg/ngày, chia 3 lần uống. 

❖ Dexamethazone 0,5mg:

♦ Liều thường dùng cho trẻ em: 0,024 – 0,34 mg/kg/ngày chia làm 4 liều.

 ❖ Prednisone 5mg:

♦ Liều thường dùng cho trẻ em: 0,14 – 2mg/kg/ngày chia làm 4 lần uống.

• Giảm đau:

 ❖ Paracetemol 500mg (viên nén), 325mg (viên nén), 250mg (gói), 150mg (gói), 80mg (gói):

♦ Trẻ em trên 12 tuổi: dùng theo liều người lớn: 500mg, 4-6 giờ một lần uống.

♦ Trẻ em 10 – 11 tuổi: 480mg, mỗi 4-6 giờ một lần uống.

♦ Trẻ em 9 – 10 tuổi: 400mg, mỗi 4 – 6 giờ một lần uống.

♦ Trẻ em 6 – 8 tuổi: 320mg, mỗi 4 – 6 giờ một lần uống.

♦ Trẻ em 4 – 5 tuổi: 240mg, mỗi 4 – 6 giờ một lần uống.

♦ Trẻ em 2-3 tuổi: 160mg, mỗi 4 – 6 giờ một lần uống.

♦ Trẻ em 1 – 2 tuổi: 120mg, mỗi 4 – 6 giờ một lần uống.

♦ Thời gian dùng thuốc từ 5 – 7 ngày.

– Thời gian điều trị:

Tùy tổn thương trên lâm sàng, bác sĩ trực tiếp điều trị sẽ hẹn bệnh hai hoặc ba, bốn lần…

– Theo dõi, chế độ chăm sóc, tái khám: Hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho trẻ, cách cho trẻ ăn uống trong thời gian điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *