VIÊM GAN VI RÚT C

VIÊM GAN VI RÚT C

 

ĐẠI CƯƠNG

Bệnh viêm gan vi rút C là bệnh truyền nhiễm do vi rút viêm gan C (HCV) gây ra. HCV có cấu trúc di truyền là sợi đơn RNA, thuộc họ Flaviviridae. HCV có 6 kiểu gen: 1, 2, 3, 4, 5, 6. Mỗi kiểu gen lại chia thành nhiều dưới nhóm như a, b,… Ở Việt Nam, các kiểu gen thường gặp là 1, 6, 2 và 3.

CHẨN ĐOÁN VIÊM GAN VI RÚT C

1.Triệu chứng

1.1. Lâm sàng

– Phần lớn không có triệu chứng lâm sàng cho đến khi có biểu hiện xơ gan, đôi khi có mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, đau nhẹ hạ sườn phải, rối loạn tiêu hóa, đau cơ;

– Có thể gặp vàng da nhẹ, kín đáo;

– Có thể có các biểu hiện ngoài gan như: đau khớp, viêm khớp, tóc dễ gãy rụng, Cryoglobulinemia (globulin lạnh trong máu), đau cơ, bệnh cơ tim, viêm cầu thận tăng sinh màng, …

1.2. Cận lâm sàng

– Anti-HCV: là xét nghiệm dùng để sàng lọc nhiễm HCV, nhất là ở những người có nguy cơ cao (tiêm chích ma túy, tiền sử truyền máu, quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ đồng tính nam, lọc máu chu kỳ, xăm trổ, ghép tạng, trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HCV)…

– HCV RNA: là xét nghiệm để xác định người bệnh đang nhiễm HCV. Tất cả người có anti-HCV dương tính cần được làm xét nghiệm HCV RNA.

– Xác định kiểu gen (genotype) của HCV: giúp lựa chọn phác đồ phù hợp và tiên lượng đáp ứng điều trị.

– Đánh giá xơ hóa gan đối với viêm gan vi rút C mạn giúp xác định giai đoạn xơ hóa gan. Các phương pháp đánh giá xơ hóa gan bao gồm: sinh thiết gan và các phương pháp đánh giá không xâm nhập như: chỉ số APRI, FIB-4, Fibroscan, ARFI, Fibro test,…

– Đánh giá xơ gan còn bù, mất bù dựa vào lâm sàng và xét nghiệm (Phân loại xơ gan theo Child-Pugh)

– Các xét nghiệm huyết học, sinh hóa và chức năng gan, sàng lọc ung thư gan bao gồm: công thức máu/số lượng tiểu cầu, thời gian prothrombin, INR, AST, ALT, albumin, bilirubin, AFP, siêu âm gan,…

2.Chẩn đoán xác định

2.1. Viêm gan vi rút C cấp

– Thời gian nhiễm HCV dưới 6 tháng.

– Có tiền sử phơi nhiễm với nguồn bệnh

– Biểu hiện lâm sàng kín đáo hoặc có thể có biểu hiện của viêm gan cấp: mệt, vàng mắt, vàng da,…

– AST, ALT thường tăng.

– HCV RNA: dương tính sau 2 tuần phơi nhiễm.

– Anti-HCV có thể âm tính trong vài tuần đầu hoặc dương tính sau 8 – 12 tuần phơi nhiễm.

* Chẩn đoán nhiễm HCV cấp khi (1) có chuyển đảo anti-HCV từ âm tính sang dương tính hay (2) anti-HCV âm tính nhưng HCV RNA dương tính.

2.2. Viêm gan vi rút C mạn

– Thời gian nhiễm HCV > 6 tháng.

– Có hoặc không có biểu hiện lâm sàng.

– Anti-HCV dương tính và HCV RNA dương tính hoặc HCV core-Ag dương tính.

– Không có/hoặc có xơ hóa gan, xơ gan (Phụ lục 1).

2.3. Viêm gan vi rút C ở trẻ em

– Trẻ em < 18 tháng tuổi: xét nghiệm HCV RNA lúc trẻ 6 tháng và 12 tháng. Trẻ được chẩn đoán là nhiễm HCV khi có ít nhất hai lần HCV RNA dương tính

– Trẻ em trên 18 tháng tuổi được chẩn đoán nhiễm HCV khi anti-HCV dương tính và HCV RNA dương tính.

3.Xác định các bệnh lý đi kèm

Người bệnh viêm gan vi rút C cần được xét nghiệm kiểm tra tình trạng đồng nhiễm vi rút viêm gan B, D, E, A, viêm gan tự miễn, viêm gan do rượu, viêm gan nhiễm mỡ không do rượu, nhiễm HIV, đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp…

ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VI RÚT C

1.Điều trị viêm gan vi rút C cấp: Khoảng 15-45% người bệnh nhiễm HCV cấp có thể tự khỏi

– Điều trị hỗ trợ: nghỉ ngơi và điều trị triệu chứng.

– Điều trị đặc hiệu:

+ Không khuyến cáo điều trị người bệnh nhiễm HCV cấp.

+ Xem xét điều trị khi người bệnh có những biểu hiện bệnh nặng hơn, đe dọa tính mạng. Nên theo dõi HCV RNA ít nhất 12 tuần sau chẩn đoán, trước khi bắt đầu điều trị để xác định khả năng thải trừ vi rút tự nhiên: nếu HCV RNA dương tính sau 12 tuần theo dõi, điều trị bằng các thuốc kháng vi rút trực tiếp (DAAs) như viêm gan vi rút C mạn.

2.Điều trị viêm gan vi rút C mạn tính

2.1. Mục tiêu điều trị

– Loại trừ HCV ra khỏi cơ thể người bệnh (đạt được đáp ứng vi rút bền vững: tải lượng HCV RNA dưới ngưỡng phát hiện (< 15 IU/ml) ở tuần thứ 12 sau khi kết thúc điều trị, gọi là SVR 12. Tải lượng HCV RNA dưới ngưỡng phát hiện ở tuần thứ 24 sau khi kết thúc điều trị: SVR 24 được dùng khi người bệnh sử dụng phác đồ điều trị có Peg-interferon).

– Phòng ngừa các biến chứng về gan và các bệnh ngoài gan liên quan đến HCV bao gồm viêm gan tiến triển, xơ hóa gan, xơ gan, ung thư gan nguyên phát, biểu hiện ngoài gan nặng và tử vong.

– Dự phòng lây nhiễm HCV trong cộng đồng.

2.2. Các thuốc điều trị

Các thuốc điều trị viêm gan vi rút C

Tên thuốc

Dng bào chế

Liều dùng

Peginterferon(PegIFN) α 2a

Bơm dung dịch 0,5ml chứa 180mg, 135 mg, 90 mg

180mg/lần/tuần, tiêm dưới da bụng, 12-24 tuần (giảm liều nếu có tác dụng bất lợi)

Peginterferon (PegIFN) a 2b

Lọ bột hoặc bơm tiêm chứa 100 mg, 80 mg, 50mg

1,5 mg/kg/lần/tuần, tiêm dưới da bụng, 12-24 tuần (giảm liều nếu có tác dụng bất lợi)

Ribavirin (RBV)

Viên nang 200, viên nén 400 và 500mg

1000 mg cho người dưới 75kg; 1200mg cho người trên 75kg; uống hàng ngày trong 12, 24 tuần tùy phác đồ (giảm liều nếu có tác dụng bất lợi)

Sofosbuvir (SOF)

Viên nén 400mg

1 viên/ngày, uống, buổi sáng(không sử dụng cho người bệnh có mức lọc cầu thận <30ml/phút/1,73m2).

Daclatasvir (DCV)

Viên nén 30mg, 60mg

1 viên/ngày, uống, buổi sáng

Sofosbuvir/ Ledipasvir (LDV)

Viên nén chứa 400mg SOF /90mg LDV

1 viên/ngày, uống, buổi sáng,tránh các thuốc kháng axít

Sofosbuvir/ Velpatasvir (VEL)

Viên nén chứa 400mg SOF /100mg VEL

1 viên/ngày, uống, buổi sáng

Paritaprevir (PTV)/ Ombitasvir (OBV)/ Ritonavir

Viên nén chứa: 75mg PTV/12,5mgOBV/ 50mg ritonavir

2 viên/ngày, uống, buổi sáng, uống trong bữa ăn

Dasabuvir (DSV)

Viên nén 250mg

2 viên/ngày, uống, 1 viên buổi sáng, 1 viên buổi chiều, uống trong bữa ăn.

Simeprevir (SMV)

Viên nang 150 mg

1 viên/ngày, uống trong bữa ăn

Grazoprevir

(GZR)/elbasvir

(EBR)

Viên nén chứa Grazoprevir100mg /elbasvir 50mg

1 viên/ngày

 2.3. Chỉ định điều trị:

– Khi người bệnh có đủ các điều kiện: HCV RNA dương tính và anti-HCV dương tính

– Dựa vào xét nghiệm kiểu gen, các chống chỉ định, tương tác thuốc và bệnh đi kèm để lựa chọn các phác đồ theo bảng 2 (cho người bệnh không xơ gan) và bảng 3 (cho người bệnh xơ gan còn bù) và bảng 4 (cho người bệnh xơ gan mất bù).

– Lựa chọn ban đầu là các phác đồ sử dụng các thuốc kháng vi rút trực tiếp (DAAs). Các phác đồ có Peg-IFN nên là lựa chọn thay thế.

– Trường hợp không xác định được kiểu gen thì sử dụng phác đồ điều trị được cho kiểu gen 6.

Phác đồ điều trị viêm gan vi rút C mạn trên người bệnh không xơ gan.

Kiểu gen

SOF/LDV

SOF + DCV

SOF+RBV

GZR/EBR

SOF/VEL

SMV + SOF

PTV/OBV /r + DSV

PTV/OBV/r

PegIFN + RBV+SOF

1a

12 tuần

12 tuần

Không

12 tuần

12 tuần

12 tuần

12 tuần (+RBV)

Không

12 tuần

1b

12 tuần

12 tuần

Không

12 tuần

12 tuần

12 tuần

12 tuần

Không

12 tuần

2

Không

12 tuần

12 tuần

Không

12 tuần

Không

Không

Không

12 tuần

3

Không

12 tuần

24 tuần

Không

12 tuần

Không

Không

Không

12 tuần

4

12 tuần

12 tuần

Không

12 tuần

12 tuần

12 tuần

Không

12 tuần (+RBV)

12 tuần

5,6

12 tuần

12 tuần

Không

Không

12 tuần

Không

Không

Không

12 tuần

 

Phác đồ điều trị viêm gan vi rút C mạn trên người bệnh xơ gan còn bù (Child Pugh A)

Kiểugen

SOF/LDV

SOF + DCV

SOF+RBV

GZR/EBR

SOF/VEL

SMV + SOF

PTV/OBV /r + DSV

PTV/OBV/r

PegIFN + RBV+SOF

1a

24 tuầnhoặc 12 tuần (+RBV)

24 tuầnhoặc 12 tuần (+RBV)

Không

12 tuần

12 tuần

24 tuầnhoặc 12 tuần (+RBV)

24 tuần (+RBV)

Không

12 tuần

1b

24 tuầnhoặc 12 tuần (+RBV)

24 tuầnhoặc 12 tuần (+RBV)

Không

12 tuần

12 tuần

24 tuầnhoặc 12 tuần (+RBV)

12 tuần(+RBV)

Không

12 tuần

2

Không

12 tuần

16 – 20 tuần

Không

12 tuần

Không

Không

Không

12 tuần

3

Không

24 tuần± RBV

Không

Không

12 tuần

Không

Không

Không

12 tuần

4

24 tuầnhoặc 12 tuần (+RBV)

24 tuầnhoặc 12 tuần (+RBV)

Không

12 tuần

12 tuần

24 tuầnhoặc 12 tuần (+RBV)

Không

24 tuần (+RBV)

12 tuần

5,6

24 tuầnhoặc 12 tuần (+RBV)

24 tuầnhoặc 12 tuần (+RBV)

Không

Không

12 tuần

Không

Không

Không

12 tuần

 

Phác đồ điều trị viêm gan virus C mạn cho người bệnh có xơ gan mất bù(bao gồm suy gan vừa và nặng, Child Pugh B hoặc C)

 

SOF+RBV

SOF/LDV

SOF/DCV

SOF/VEL

Kiểu gen 1,4,5,6

 

24 tuần

Hoặc 12 tuần (+RBV)

24 tuần

hoặc 12 tuần (+RBV)

24 tuần hoặc 12 tuần (+RBV)

Kiểu gen 2

16-20 tuần

Không

24 tuần hoặc 12 tuần (+RBV)

Kiểu gen 3

 

Không

24 tuần hoặc 12 tuần (+RBV)

Lưu ý:

– Đối với phác đồ có sử dụng RBV (Ribavirin )thì khởi đầu với liều 600mg, tăng liều dần theo cân nặng nếu người bệnh dung nạp tốt.

– Điều trị DAAs (thuốc kháng vi rút trực tiếp) trên người bệnh xơ gan mất bù cần được theo dõi tại cơ sở điều trị chuyên khoa/đa khoa tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương.

2.4. Chống chỉ định

a) Đối với phác đồ có các thuốc kháng vi rút trực tiếp (Direct acting antivirals-DAAs)

– Chưa có khuyến cáo điều trị các thuốc DAAs (thuốc kháng vi rút trực tiếp) cho người bệnh dưới 18 tuổi.

– Phụ nữ có thai.

b) Đối với phác đồ có Peginterferon

– Chống chỉ định tuyệt đối:

+ Dưới 2 tuổi.

+ Có thai hoặc không muốn sử dụng phương tiện tránh thai. Đang cho con bú.

+ Xơ gan mất bù.

+ Trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần nặng không kiểm soát được.

+ Động kinh không kiểm soát được.

+ Người bệnh có bệnh gan tự miễn hoặc các bệnh tự miễn khác không kiểm soát được.

+ Bệnh lý tuyến giáp không được kiểm soát.

+ Đang mắc các bệnh nặng khác bao gồm cả các bệnh nhiễm trùng nặng.

+ Tăng huyết áp, suy tim đái tháo đường không kiểm soát được.

+ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

+ Ghép tạng đặc (trừ gan).

– Chống chỉ định tương đối:

+ Có các chỉ số huyết học bất thường: Hemoglobin <13g/dL hoặc <12g/dL đối với phụ nữ; Bạch cầu đa nhân trung tính <1,5 G/L; Tiểu cầu < 90 G/L;

+ Creatinin huyết thanh >1,5 mg/dL (> 132 mg/L).

+ Bệnh về huyết sắc tố (hồng cầu hình liềm hoặc thalassaemia).

+ Bệnh mạch vành nặng.

+ Bệnh tuyến giáp không điều trị.

+ Viêm màng bồ đào, viêm võng mạc mắt, bệnh Glaucoma (Glôcôm).

c) Đối với phác đồ có ribavirin

– Chống chỉ định tuyệt đối:

+ Thiếu máu nặng (hemoglobin < 8,0 g/dL).

+ Phụ nữ có thai hoặc không muốn dùng các biện pháp tránh thai. Đang cho con bú.

+ Đang mắc các bệnh nặng khác bao gồm cả các bệnh nhiễm trùng nặng.

+ Suy tim không kiểm soát được.

+ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

– Chống chỉ định tương đối:

+ Có xét nghiệm bất thường về huyết học: Hemoglobin <10g/dL; bạch cầu trung tính < 1,5 G/L; tiểu cầu < 90 G/L.

+ Creatinine huyết thanh > 1,5mg/dL (> 132 mg/L).

+ Bệnh về huyết sắc tố (bệnh hồng cầu hình liềm hoặc thalassemia).

+ Bệnh mạch vành nặng.

3.Theo dõi đáp ứng điều trị viêm gan C mạn tính

Trong quá trình điều trị cần theo dõi đáp ứng điều trị thông qua các xét nghiệm

3.1.Điều trị khỏi:

– Điều trị khỏi bệnh viêm gan vi rút C là khi người bệnh đạt đáp ứng vi rút bền vững sau 12 tuần kết thúc điều trị (đạt SVR 12). Cần theo dõi sau khi ngưng điều trị 24 tuần bằng xét nghiệm định lượng HCV RNA để bảo đảm người bệnh không bị tái phát.

– Theo dõi người bệnh sau khi điều trị khỏi:

+ Theo dõi biến chứng ung thư gan (kể cả người bệnh chưa điều trị), đặc biệt ở người bệnh có độ xơ hóa gan từ F3 trở lên: bằng siêu âm bụng và AFP mỗi 3-6 tháng. Có thể xem xét sử dụng các xét nghiệm: AFP-L3, PIVKA-II để phát hiện sớm ung thư gan.

+ Người bệnh có nguy cơ tái nhiễm HCV (tiêm chích ma túy) hoặc có tăng men gan trở lại: cần kiểm tra lại xét nghiệm định lượng HCV RNA để phát hiện bệnh tái phát hoặc nhiễm HCV mới.

3.2.Điều trị lại đối với người bệnh thất bại điều trị

Trường hợp thất bại điều trị là khi không đạt được đáp ứng vi rút bền vững ở tuần thứ 12 sau kết thúc điều trị . Đối với các trường hợp thất bại điều trị, nên hội chẩn xin ý kiến chuyên gia để chọn lựa phác đồ thích hợp cho từng cá thể.

3.3.Ngừng điều trị

– Ngừng điều trị khi người bệnh có các tác dụng không mong muốn nặng, đe dọa tính mạng (đặc biệt đối với phác đồ có Peg IFN).

– Trường hợp kết quả định lượng HCV RNA trên ngưỡng tại tuần thứ 4 của quá trình điều trị thì cần xét nghiệm định lượng HCV RNA tại tuần thứ 8. Nếu HCV RNA tăng >10 lần (> 1 log10 IU/ml) ngừng điều trị với phác đồ đang sử dụng. Cần hội chẩn với các chuyên gia để xem xét chuyển đổi phác đồ điều trị khác hiệu quả hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *