QUẶM

QUẶM

I. ĐẠI CƯƠNG

Quặm là tình trạng cuộn vào trong của 1 phần hay toàn bộ bờ mi gây biến chứng giác mạc do sự cọ xát của lông mi.

1. Các hình thái lâm sàng:

– Quặm tuổi già

– Quặm do sẹo

– Quặm cơ học

– Quặm co thắt

– Quặm bẩm sinh

2. Mức độ: tùy theo mức độ tổn thương sụn,bờ mi, lông siêu, lông quặm người ta chia làm bốn mức độ:

– Độ 1: Chưa có tổn thương bề dày của sụn.

– Độ 2: Có tổn thương bề dày của sụn.

– Độ 3: Có tổn thương bề dày của sụn + lông siêu , lông quặm

– Độ 4: Độ 3 + tổn thương giác mạc …

II. ĐIỀU TRỊ

A. Quặm do tuổi già:

1. Phẫu thuật Quickert:

– Khâu lại chỗ bám cơ nâng mi.

– Tạm thời hữu ích nhưng tỉ lệ tái phát cao.

2. Rút ngắn mi theo chiều ngang:

– Giúp ổn định mi mắt lỏng lẻo.

– Có thể kết hợp tạo hình góc ngoài.

3. Phẫu thuật Wies:

Xoay bờ mi qua đường rạch ngang toàn độ dày mi,đưa cơ nâng mi ra phía trước.

4. Cắt 1 phần cơ vòng cung mi trước vách hốc mắt.

B. Quặm do sẹo:

1. Phương pháp Cunéod-Nataf:

– Rạch bờ tự do.

– Cắt da mi thừa, cắt bớt cơ vòng mi.

– Gọt sụn hình lòng máng.

– Khâu chỉ kéo sụn.

– Khâu da tạo nếp mí.

2. Phương pháp ghép niêm mạc:

3. Phẫu thuật cắt sụn:

– Có tác dụng trong quặm bờ mi nhe.

– Bờ mi không còn vuông cạnh và hơi lộn vào.

– Rạch 1 dường ngang sụn,dưới bờ mi và cách bờ mi 2mm.

4. Phẫu thuật Wies:

– Có tác dụng trong quặm mức độ vừa

– Xoay bờ mi bằng đường rạch ngang sụn

5. Cắt toàn bộ độ dày mi:

– Cắt theo hình chêm 5 cạnh rồi khâu lại

– Dùng trong lông xiêu chỉ giới hạn ở 1 phần mí.

C. Thuốc sau mổ quặm:

1. Cephalexine 500mg 15 viên Ngày uống 3 lần, lần 1 viên

2. Paracetamol 500mg 15 viên Ngày uống 3 lần, lần 1 viên

3. Alphachymotrypsine Choay 25 U.C.Hb 20 viên Ngày uống 2 lần, lần 2 viên

4. Col.Tobrex 0,3% ^ 1 lọ Nhỏ MP, MT ngày 6 lần, lần 1 giọt

5. Pde.Oflovid 3,5g ^ 1tube Tra MP, MT ngày 2 lần, trưa – tối

V. THEO DÕI

– Hẹn tái khám sau 1 tuần để cắt chỉ.

– Nhỏ thuốc tiếp để điều trị nguyên nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *