MÃN KINH – TIỀN MÃN KINH

MÃN KINH – TIỀN MÃN KINH

 

ĐẠI CƯƠNG

Tiền mãn kinh – mãn kinh là hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ  nữxảy ra khi nồng độ estrogen giảm. Tuổi mãn kinh bao gồm thời kỳ trước, trong và sau mãn kinh.

Tuổi mãn kinh trung bình từ 48 – 52 tuổi. Nếu mãn kinh trước 40 tuổi gọi là mãn kinh sớm, và nếu sau 55 tuổi gọi là mãn kinh muộn.

TIỀN MÃN KINH

Là giai đoạn kéo dài khoảng 2 đến 5 năm trước khi kinh nguyệt dừng hẳn

1. Lâm sàng và chẩn đoán

Rối loạn kinh nguyệt dưới dạng chu kỳ kinh ngắn lại hay thưa ra, rong kinh, rong huyết , cường kinh

Xuất hiện hội chứng tiền kinh: tăng cân, lo âu, căng thẳng, đau vú…

Xét nghiệm nội tiết không có ý nghĩa vì thời kỳ này nội tiết đã trong tình trạng không ổn định

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng

Cần chẩn đoán phân biệt với nguyên nhân thực thể gây rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt là các bệnh lý ung thư phụ khoa.

2. Điều trị

– Thuốc ngừa thai kết hợp, đặc biệt loại thế hệ mới

– Progestins dùng trong 10 ngày mỗi tháng

MÃN KINH

Mãn kinh là khi người phụ nữ đã mất kinh liên tiếp 12 tháng

1. Triệu chứng thường gặp khi mãn kinh.

– Tắt kinh.:Mất kinh liên tiếp 12 tháng.

– Rối loạn vận mạch:

+ Cơn bốc nóng mặt.

Thường xảy ra đột ngột, tự nhiên cảm thấy bốc nóng mặt, cổ, ngực.

Cơn bốc nóng xảy ra chừng vài phút, có thể ngắn hơn, chỉ vài giây, nhưng thường kèm theo triệu chứng vã mồ hôi. Thường các cơn bốc nóng hay xảy ra vào ban đêm hoặc trong khi có stress

Triệu chứng  này  thường kéo dài 6 tháng  đến vài năm, có thể 2 – 3 năm nhưng cũng có người đến 5 năm.

+ Vã mồ hôi.

Có thể kèm theo cơn bốc nóng mặt hay xảy ra đơn lẻ.

Vã mồ hôi cũng thường xảy ra vào ban đêm nên gây mất ngủ, khó chịu.

– Triệu chứng thần kinh tâm lý.

+Hồi hộp, mệt mỏi, khó chịu.

+ Mất ngủ, giảm cảm giác khi quan hệ tình dục hay lo lắng, cáu gắt, trầm cảm.

+ Đau nhức xương khớp, có thể xuất hiện cơn đau nhức nửa đầu (migrain).

-. Triệu chứng tiết niệu – sinh dục.

+ Âm đạo khô teo, giao hợp đau, dễ bị viêm, nhiễm khuẩn, khám âm đạo thấy niêm mạc mỏng, khô, nhợt nhạt.

+ Các dây chằng giữ tử cung và các cơ quan vùng chậu mất tính đàn hồi và sức căng nên dễ đưa đến sa sinh dục.

– Tử cung và cổ tử cung teo nhỏ. Nội mạc tử cung mỏng, không còn có hiện tượng phân bào hay chế tiết, rất ít mạch máu.

– Niêm mạc đường tiết niệu cũng teo mỏng, dễ nhiễm khuẩn tiết niệu, són tiểu hay đái dắt, tiểu không tự chủ.

2. Xét nghiệm cận lâm sàng

– Xét nghiệm định lượng FSH và estradiol

– Cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL, LDL, lipoprotein.

– Chức năng gan, thận, điện tim.

– Chụp vú.

– Sàng lọc ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung bằng tế bào âm đạo –  cổ tửcung, soi cổ tử cung, nạo sinh thiết niêm mạc tử cung, đo mật độ xương.

3. Chẩn đoán.

– Ở một phụ nữ từ 45 – 52 tuổi đang hành kinh, tự nhiên không có kinh 12 tháng liên tiếp, có một số triệu chứng cơ năng của mãn kinh, có thể nghĩ đến hội chứng mãn kinh.

– Nếu người phụ nữ dưới 40 tuổi không còn hiện tượng kinh nguyệt nữa, có thể cho  làm  xét  nghiệm  định  lượng FSH  và  estradiol.  Nếu  FSH  >  40  mIU/ml và/hoặc estradiol < 50pg/l có thể chẩn đoán mãn kinh.

Hỏi tiền sử bản thân, gia đình: về loãng xương, tim mạch, các bệnh ung thư

4. Điều trị: nội tiết và tư vấn cho người bệnh.

4.1. Thay đổi lối sống: tránh yếu tố khởi phát đã biết( đồ ăn cay nóng, rượu,môi trường nóng..), tập TD, thư giãn

4.2.  Điều trị bằng thuốc:

Liệu pháp điều trị bằng hormon hoặc không hormon. Trước khi điều trị cần cân nhắc giữa lợi ích & nguy cơ

a.Rối loạn vận mạch

-Liệu pháp hormon:

-Chống chỉ định sử dụng hormon:

+ Có ung thư hay nghi ngờ ung thư.

+ Có thai hay nghi ngờ có thai.

+ Có khối u liên quan đến nội tiết.

+ Đã bị viêm tắc tĩnh mạch hay động mạch.

+ Đang bị xuất huyết âm đạo bất thường chưa chẩn đoán được nguyên nhân.

-Bệnh nhân ko còn tử cung : Lựa chọn estrogen: liều 0,3 mg dạng uống hoặc 0,025 mg estradiol dùngdưới da

-Bệnh nhân còn tử cung (cần sử dụng thêm progestogen để↓ nguy cơ ung thư nội mạc tử cung )

+ Lựa chọn estrogen + progestogen: progestogen liều 5 mg/ngày ít nhất 12 ngày/tháng

+ Lựa chọn progestogen đơn độc với BN có CCĐ với estrogen: Megestrol acetat 40mg/ngày , medroxyprogesteronacetat 10mg/ngày , hoặc150 mg tiêm bắp  3 tháng1 lần . Thời gian điều trị 6-12 tháng, sau đó giảm liều từ từ

-Uống, gel qua da, vòng âm đạo, miếng dán ngoài da, hệ trị liệu qua da, không qua chuyển hóa bước 1 => giảm nguy cơ huyết khối và nguy cơ tăng huyết áp, tuy nhiên ít lợi íchtrên lipid máu hơn đường uống

-Tác dụng không mong muốn: Chảy máu âm đạo, cứng ngực, buồn nôn, tăng cân, phù, đau đầu

– Biện pháp non – Hormon :

-Dùng các thuốc tác động lên nồng độ serotonin và norepinephrin  => thuốc chống trầm cảm

-Nên bắt đầu bằng mức liều thấp  (trongbảng)

– Tăng liều sau 2-3 tuần nếu đáp ứng kém

– Khi ngừng nên giảm liều từ từ để tránh hội chứng cai thuốc

– Venlafaxin và paroxetin thường được lựa chọn hàng đầu: Venlafaxin 37.5 -75 mg hoặc 37.5 -150 mg XR , paroxetin 10 – 20 mg hoặc 12.5 -25 mg XR

b. Triệu chứng tiết niệu – sinh dục

– Các chất làm ẩm, các chất bôi trơn => sử dụng cho phụ nữ có triệu chứng trên tiêt niệu sinh dục ảnh hưởng đến giao hợp,.

– Biện pháp này không cải thiện tình trạng teo sinh dục

-Estrogen tại chỗ ( kem bôi âm đạo, vòng đặt âm đạo ) làm hồi phục biểu mô âm đạo, giảm pH âm đạo => cải thiệu triệu chứng /tiết niệu sinh dục

Nguy cơ: kích ứng, chảy máu, cứng ngực. Ít nguy cơ tăng sản nội mạc tử cung do liều estrogen thấp => không  cần dùng thêm progesteron

– Premarin: Khởi đầu liều 0.5 -2 g kem x 1 lần/ngày , nếu triệu chứng giảm => dùng 1- 2 lần/tuần

– Estrace: Khởi đầu liều 2-4 g kem x 1 lần/ngày , nếu triệu chứng giảm => dùng 1g kem x 2 lần/tuần

– vòng đặt âm đạo

c.Giảm ham muốn tình dục

– Điều trị bằng testosteron có thể cải thiện chức năng tình dục

– Để giảm chuyển hóa bước 1 => nên dùng tại chỗ (gel) và miếng dán ngoài da.

Estratest :  1-2 viên/ngày, dùng trong 21 ngày, ngừng dùng thuốc 7 ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *