HEN PHẾ QUẢN TRẺ EM

HEN PHẾ QUẢN TRẺ EM

 

ĐẠI CƯƠNG

1. Định nghĩa

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở kết hợp với tăng phản ứng của đường dẫn khí, lâm sàng đặc trưng bởi khó thở kèm khò khè tái phát, có thể phục hồi tự nhiên hay do điều trị.

2. Mục tiêu phòng ngừa:

– Khi bệnh hen được kiểm soát, trẻ có thể:

+ Không có triệu chứng hen ban ngày.

+ Không thức giấc vào ban đêm do hen.

+ Biết xử trí cơn hen tại nhà, không phải đi cấp cứu, bệnh viện vì cơn hen.

+ Hoạt động thể lực và gắng sức bình thường, không nghỉ học do hen.

+ Chức năng phổi trở về bình thường.

– Nhân viên y tế hướng dẫn và sự hợp tác của gia đình các trẻ sẽ tránh tái phát cơn hen, trẻ vẫn học tập và sinh hoạt bình thường.

3. Các yếu tố nguy cơ

– Khói thuốc lá: hít khói thuốc lá từ người khác.

– Chó mèo: lông chó mèo hoặc các con mạt nhà: sống ở lông hoặc chất thải chó mèo rơi trên nền nhà, khi chết xác bị phá hủy, là thành phần của bụi nhà, đặc biệt là các nhà có trải thảm.

– Nhang, chất xịt phòng như nước hoa xịt phòng, thuốc xịt muỗi.

– Nấm mốc trong nhà.

– Bụi nhà.

– Nhiễm trùng đường hô hấp: cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản do siêu vi hoặc vi khuẩn.

– Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhũ nhi: làm trẻ hít vào phổi chất nôn ói gây kích thích phế quản.

– Phấn hoa.

-Thực phẩm: đậu phộng, cá, tôm, trứng, các chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm.

– Thuốc hạ sốt Aspirin.

– Vận động gắng sức.

CHẨN ĐOÁN

– Căn cứ hỏi bệnh sử, thăm khám lâm sàng và sau khi loại các bệnh khò khè khác. Tiền sử có cơn hen hoặc được chẩn đoán hen hoặc khó thở giảm khi dùng Salbutamol.

1. Chẩn đoán xác định

+ Tiền sử (khò khè tái phát), lâm sàng (ho, khò khè, khó thở), đáp ứng với thuốc dãn phế quản tác dụng nhanh.

+ Loại trừ các nguyên nhân gây khò khè khác: dị vật đường thở, viêm tiểu phế quản.

+ Đo hô hấp ký (trẻ > 6 tuổi), hội chứng nghẽn tắc đường dẫn khí có đáp ứng với test dãn phế quản.

Dao động xung ký (trẻ 2-6 tuổi): tăng kháng lực đường dẫn khí, có đáp ứng với test dãn phế quản, nếu có.

2. Phân độ bệnh

– Phân độ bệnh hen theo độ nặng:

 

Triệu chứng ban ngày

Triệu chứng về đêm

PEF hoặc FEV1

Bậc 4

Nặng, kéo dài

Liên tục, giới hạn hoạt động thể lực

Thường xuyên

≤ 60%

Bậc 3

Vừa, kéo dài

Mỗi ngày

Sử dụng β2giao cảm mỗi ngày

Cơn ảnh hưởng đến hoạt động

> 4 lần/tháng

60% – 80%

Bậc 2

Nhẹ, kéo dài

2-4 lần/tuần

2 – 4 lần/tháng

≥ 80%

Bậc 1

Từng cơn

 

≤ 1 lần/tuần

Không có triệu chứng và PEF bình thường giữa các cơn

≤ 1 lần/tháng

≥ 80%

Chỉ cần có một trong các biểu hiện trên là đủ để xếp bệnh nhân vào bậc tương ứng.

– Phân độ bệnh hen theo mức độ kiểm soát hen

+ Đánh giá mức độ kiểm soát hen hiện tại (trong 4 tuần).

+ Mức độ kiểm soát hen ở trẻ từ 5 tuổi trở xuống:

Đặc điểm

Kiểm soát tốt

(Có tất cả các đặc điểm dưới đây)

Kiểm soát một phần

(Có bất kỳ đặc điểm nào trong bất kỳ tuần nào)

Không kiểm soát

(≥3 đặc điểm của hen kiểm soát một phần)

Triệu chứng ban ngày

Không có hoặc ≤ 2 lần/tuần

> 2 lần/tuần

> 2 lần/tuần

Triệu chứng ban đêm/thức giấc về đêm

Không có

Có bất kỳ

Có bất kỳ

Giới hạn hoạt động

Không có

Có bất kỳ

Có bất kỳ

Nhu cầu dùng thuốc cắt cơn

≤ 2 lần/tuần

> 2 lần/tuần

> 2 lần/tuần

+ Mức độ kiểm soát hen ở trẻ > 5 tuổi: Đánh giá mức độ kiểm soát hen hiện tại (trong 4 tuần) và nguy cơ tương lai.

Đặc điểm

Kiểm soát tốt

(Có tất cả các đặc điểm dưới đây)

Kiểm soát một phần

(Có bất kỳ đặc điểm nào trong bất kỳ tuần nào)

Không kiểm soát

(≥ 3 đặc điểm của hen kiểm soát một phần)

Triệu chứng ban ngày

Không có hoặc ≤ 2 lần/tuần

> 2 lần/tuần

> 2 lần/tuần

Triệu chứng ban đêm/thức giấc

Không có

Có bất kỳ

Có bất kỳ

Giới hạn hoạt động

 

Không có

Có bất kỳ

Có bất kỳ

Nhu cầu dùng thuốc cắt cơn

≤ 2 lần/tuần

> 2 lần/tuần

> 2 lần/tuần

FEV1 hay PEF

Bình thường

< 80% trị số dự đoán hay trị số tốt nhất (nếu biết trước)

 

PHÒNG NGỪA

1. Tránh yếu tố nguy cơ

Đây là biện pháp quan trọng, chủ yếu để phòng ngừa hen. Loại bỏ hoặc tránh xa các yếu tố nguy cơ được áp dụng ở tất cả các trẻ bị hen từ nhẹ đến nặng.

Yếu tố nguy cơ

Biện pháp phòng ngừa

Khói thuốc lá

Không hút thuốc lá trong phòng trẻ

Chó mèo

Không nuôi, không chơi hoặc không cho vào phòng, giường của trẻ

Chất xịt phòng, đốt nhang

Không dùng hoặc dùng khi trẻ vắng nhà

Nấm mốc trong nhà

Mở cửa thoáng cho ánh nắng vào phòng

Bụi nhà

Thường xuyên quét dọn khi không có trẻ ở nhà

Nhiễm trùng hô hấp

Đến cơ sở y tế đều trị nhiễm trùng nếu có

Xem xét chủng ngừa cúm

Gắng sức

Chơi các môn thể thao theo hướng dẫn của Bác Sĩ

Xịt Salbutamol trước gắng sức 15 – 30 phút

2. Hít Salbutamol khi cơn hen khởi phát

– Do cơn hen có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, vì thế cha mẹ phải biết cách xử trí cắt cơn sớm tại nhà. Vì thế, tất cả trẻ hen phải có sẵn tại nhà hoặc phải mang theo khi đi học, đi xa thuốc dãn phế quản Salbutamol dạng hít cắt cơn hen.

+Cơn hen khởi phát Salbutamol MDI 2 – 4 nhát. Có thể lặp lại mỗi 20 phút

+ Hướng dẫn ba mẹ dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay: khó thở nặng, không đáp ứng ba liều khí dung β2giao cảm hoặc nặng hơn.

3. Thuốc phòng ngừa

3.1 Chỉ định thuốc phòng ngừa:

– Hen từ bậc 2.

– Hen kiểm soát 1phần hoặc không kiểm soát.

– Khò khè ≥ 1 lần/tuần.

– Thức giấc do khò khè ≥ 2 lần/tháng.

– Mỗi ngày phải dùng thuốc cắt cơn.

– Có cơn hen nặng hoặc nguy kịch vào cấp cứu.

3.2. Thuốc phòng ngừa hen :

– Corticoid hít là thuốc được lựa chọn đầu tiên.

+Liều Corticoid hít ở trẻ em (ICS).

Thuốc

Liều thấp(µg)

Liều trung bình (µg)

Liều cao (µg)

Budesonid (MDI)

100 – 200

> 200 – 400

> 400

Budesonid-Neb (khí dung)

250 – 500

> 500 – 1000

> 1000

Fluticasone (MDI)

100 – 200

> 200 – 500

> 500

– Đối kháng Leukotrien Montelukast:

+ Chỉ định:

Hen khởi phát do nhiễm siêu vi hô hấp (thời gian điều trị: 7-10 ngày).

Thuốc thay thế điều trị bậc 2: khi trẻ không thể sử dụng corticoid hít hay dị ứng hay có tác dụng phụ với corticoid hít.

Thuốc thay thế điều trị bậc 2 khi trẻ có kèm theo viêm mũi dị ứng.

Thuốc thêm vào khi thất bại với điều trị bậc 3, để giữ corticoid hít còn liều thấp, giảm tác dụng phụ.

Thuốc thêm vào với corticoid hít điều trị bậc 3, 4 ở trẻ dưới 5 tuổi hoặc không dung nạp LABA.

+ Liều dùng:

Trẻ ≥ 15 tuổi: 10mg/ngày (tối).

Trẻ 6-14 tuổi: 5mg/ngày (tối).

Trẻ < 5 tuổi: 4mg/ngày (tối).

Thuốc dãn phế quản tác dụng kéo dài (Long acting β2 agonist: LABA): không dùng đơn thuần mà phải phối hợp với corticoid hít. Thường dạng kết hợp với Corticoid:

+ Symbicort (Budesonide 80 mcg, formoterol 4.5 mcg) Thiếu niên (12-17 tuổi): 1-2 hít/lần x 2 lần/ngày.Trẻ em ≥ 6 tuổi: 1-2 hít/lần x 2 lần/ngày. trẻ 12-17tuổi: 1-2 hít x 2 lần/ngày.

+ Seretide Evohaler (Salmeterol 25 mcg, fluticasone propionate 250 mcg.) Người lớn & thanh thiếu niên ≥ 12 tuổi: 2 nhát xịt  x 2 lần/ngày. Trẻ ≥ 4t.: 2 nhát xịt x 2 lần/ngày. Nên chỉnh đến liều thấp nhất mà vẫn duy trì kiểm soát triệu chứng có hiệu quả, có thể xuống 1 lần/ngày.

4. Phác đồ phòng ngừa hen trẻ em

– Thuốc phòng ngừa bắt đầu:

Độ nặng bệnh hen

Thuốc chọn lựa

Thuốc thay thế

Bậc 1 (từng cơn)

Không cần thuốc phòng

 

Bậc 2 (nhẹ, dai dẳng)

Corticoid hít liều thấp hằng ngày

Kháng Leukotriene

Bậc 3 (trung bình, dai dẳng)

Corticoid hít liều trung bình

Hoặc Corticoid hít liều thấp kết hợp:

– Kháng Leukotrien

– Hoặc thuốc dãn phế quản tác dụng kéo dài (Trẻ > 5 tuổi)

 

Bậc 4 (nặng, dai dẳng)

Corticoid hít liều cao

Hoặc Corticoid hít liều trung bình kết hợp kháng Leukotrien hoặc thuốc dãn phế quản tác dụng kéo dài ( > 5 tuổi)

 

– Thuốc phòng ngừa về sau:

+ Nếu trẻ kiểm soát tốt: không lên cơn hen trong vòng 3 tháng thì giảm bậc điều trị trên nguyên tắc:

Giảm liều Corticoid hít còn 1/2 liều điều trị.

Nếu ổn định với liều thấp trong 12 tháng thì có thể ngừng hẳn thuốc.

+ Nếu trẻ kiểm soát không hoàn toàn hoặc không kiểm soát hen, hoặc xuất hiện cơn hen cấp, cần xem xét tăng bước điều trị: tăng gấp đôi liều corticoids hít hoặc phối hợp thêm kháng Leukotrien hoặc thuốc dãn phế quản tác dụng kéo dài ở trẻ trên 4 tuổi.

5.Tái khám:

+ Sau khi xuất viện: mỗi 3 – 5 ngày đến khi hen ổn định.

+ Hen kiểm soát 1 phần: mỗi tháng.

+ Hen kiểm soát tốt: mỗi 3 tháng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *