CƠ TIM GIÃN

CƠ TIM GIÃN

 

ĐẠI CƯƠNG

1. Định nghĩa:

Bệnh cơ tim giãn là một hội chứng được đặc trưng bởi giãn buồng tim và rối loạn chức năng tâm thu của 1 hoặc cả 2 thất

2. Nguyên nhân

– Không rõ nguyên nhân.

– Nhiễm độc: rượu, 5FU, cobalt, cocain…

– Thiếu máu cơ tim: nhất là trong trường hợp hẹp cả 3 nhánh ĐMV.

– Tăng huyết áp.

– Nhiễm trùng: gây viêm cơ tim cấp, bán cấp, mạn tính.

– Bệnh hệ thống.

– Bệnh nhiễm sắc tố sắt.

– Bệnh cơ tim chu sản.

– Thiếu chất dinh dưỡng: B1, selen

– Bệnh di truyền liên quan đến NST X.

– Loạn nhịp nhanh mạn không kiểm soát được.

CHẨN ĐOÁN

Bệnh có thể được phát hiện ở tuổi thanh niên nhưng thường nhất từ 30 – 50 tuổi, gặp cả hai giới.

1. Lâm Sàng

1.1. Triệu chứng cơ năng

-Bệnh khởi phát từ từ:

+ Sốt kiểu cảm cúm lúc đầu, sau đó xuất hiện khó thở, phù, tiểu ít, tuy nhiên cũng có thể không sốt.

+ Một số trường hợp không có triệu chứng gì mặc dù bị giãn thất trái đã nhiều tháng hoặc nhiều năm.

– Lúc đầu là biểu hiện của suy timtrái: ho, khó thở, phù phổi.

– Về sau biểu hiện suy tim toàn bộ: phù chi dưới, gan to, tĩnh mạch cổ nổi.

– Biểu hiện khác: rối loạn nhịp tim có thể gây ngất, tắc mạch.

1.2. Triệu chứng thực thể

– Tại tim:

+ Nhìn, sờ: mỏm tim đập mạnh, lan trên diện rộng, diện tim to.

+Nghe:

Nhịp nhanh, ngựa phi thường gặp.

ATTT ở mỏm hoặc mũi ức do cơ tim giãn gây hở van 2 lá và van 3 lá cơ năng.

– Ngoài tim:

+ Phổi nhiều ran ẩm do ứ đọng máu.

+Dấu hiệu của cung lượng tim thấp.

+ Huyết áp thường kẹt, huyết áp tâm thu giảm.

+ Gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phù chi dưới…

2. Cận Lâm Sàng

– X Quang:

+ Hình tim to toàn bộ, nhất là tim trái.

+ Tăng tuần hòan phổi có thể có TDMP.

– Điện Tâm Đồ

+Tăng gánh tâm thu: hay gặp nhất.

+ Nhịp nhanh, rối loạn nhịp thất hoặc trên thất.

+ Rối loạn dẫn truyền: blôc nhánh trái

+Rối loạn tái cực: suy tim- T biến đổi bất thường.

– Siêu âm

+ Giãn 4 buồng tim, trong buồng tim có thể có huyết khối.

+ Vách tim giảm co bóp đối xứng cả hai buồng thất.

+ Không có bệnh lý van tim, màng ngoài tim.

+ Hở van 2 lá và 3 lá do giãn các buồng tim (các van thanh mảnh, kém di động).

+ Chức năng tâm thu: EF giảm.

– Thông tim, chụp động mạch vành: Có giá trị chẩn đoán phân biệt với nguyên nhân do mạch vành nhưng không làm thay đổi cách điều trị, trừ trường hợp: Động mạch vành trái lạc chỗ gây suy tim trái từ khi nhỏ tuổi hoặc dị tật cần và có thể điều trị được bằng phẫu thuật.

– Các XN khác để tìm nguyên nhân

Chỉ định khi lâm sàng có nghi ngờ: suy thận, suy hoặc cường giáp, collagenose.

TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG

– Đây là bệnh khó tiên lượng, điều trị suy tim có thể khỏi nhưng hay tái phát. Có những trường hợp khỏi nhưng tử vong là phổ biến, thường trong vòng 3 tháng đến 3 năm sau giai đoạn khởi phát, có trường hợp 6 – 10 năm.

– Các biến chứng thường gặp: suy timphải, trái gây giảm cung lượng tim, tắc mạch, rối loạn nhịp tim.

ĐIỀU TRỊ CƠ TIM GIÃN

1. Nguyên tắc điều trị

– Nếu xác định được nguyên nhân: điều trị nguyên nhân.

– Điều trị triệu chứng, biến chứng: suy tim, tắc mạch, rối loạn nhịp.

2. Điều trị thuốc

 

Liều khởi đầu

Liều đích

– Lợi tiểu:

+Furosemid

20-40mg/1-2 lần/ngày

tối đa 400mg/ngày

+Spinololactone

12,5-25mg.ngà

25 mg/ngày

-Giãn mạch

+ Ức chế men chuyển

 

 

Captopril

6.25-12.5 mg mỗi 8h

50 mg/4 lần/ngày

Enalapril

2.5 mg/2 lần/ngày

10 mg/2 lần/ngày

Lisinopril

2.5-5.0 mg/1-2 lần/ngày

10-20 mg/2 lần/ngày

Ramipril

1.25-2.5 mg/2 lần/ngày

5 mg/2 lần/ngày

+Chẹn thụ thể ATI

 

 

Valsartan

40 mg/2 lần/ngày

160 mg/2 lần/ngày

Losartan

25 mg/1-2 lần/ngày

25-100 mg/ngày

Irbesartan

75-150 mg/ngày

75-300 mg/ngày

Candesartan

2-16 mg/ngày

2-32 mg/ngày

+Chẹn bêta giao cảm liều thấp (khi không có chống chỉ định)

Bisoprolol

1.25 mg /ngày

10 mg /ngày

Carvedilol

3.125 mg/mỗi 12 giờ

25-50 mg/mỗi 12 giờ

Metoprolol succinate

12.5-25.0 mg /ngày

200 mg /ngày

– Digoxin

0.125-0.25 mg/ngày

0.125-0.25 g /ngày

-Thuốc kháng vitamin K cần được sử dụng khi bệnh nhân có huyết khối trong buồng tim, có rung nhĩ hay đã có tiền sử tắc mạch: Acenocoumarol (Sintrom 1-10mg) chỉnh liều dựa vào INR, duy trì INR 2-3

– Điều trị rối loạn nhịp trong bệnh cơ tim giãn thường gặp nhiều khó khăn. Aminodaron là thuốc dường như có hiệu quả và ít tác dụng phụ.Aminodaron :Đường tĩnh mạch: 150mg/10 phút, sau đó 0,5-1mg/phút. Uống \\: 800mg/ngày trong 1 tuần sau đó 600mg/ngày trong tuần tiếp theo, 400mg/ngày trong 4-6 tuần tiếp theo, duy trì 200mg/ngày

-Đối với các rối loạn nhịp tim phức tạp, cần xem xát chỉ định cấy máy phá rung tự động.

– Ghép tim: chỉ định trong các trường hợp NYHA 3-4 không đáp ứng với điều trị nội khoa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *