BỆNH SÁN MÁNG

BỆNH SÁN MÁNG

 

ĐẠI CƯƠNG

1. Giới thiệu về sán máng.

– Đây là bệnh ký sinh trùng mà tác nhân gây bệnh là những sán lá có giới tính thuộc họ schitosomatidae do weinland phát hiện năm 1958, gồm: Schitosoma hematobium, Schitosoma mánoni, Schitosoma interrcalatum, Schitosoma japonicum

– Sán máng đực dài 4-15mm, rộng 1mm. Con cái dài 20mm. Bụng con đực có hốc hình máng cho con cái nằm . Loại sán này sống ký sinh trong máu. Con cái đẻ trứng, trứng xuyên qua thành mao mạch nhập qua ccas mô ruột và bàng quang rồi đào thải ra ngoài theo phân và nước tiểu. Nếu ở dưới nước trứng thoát ra ngoài nở thành ấu trùng lông mao, ấu trùng sống vào vật chủ trung gian là một loại ốc. ở ốc, ấu trùng tiếp tục biến hóa tiến tới hình thành một ấu trùng có đuôi gọi là vĩ ấu trùng. Vĩ ấu trùng thoát khỏi ốc sống trong nước, gặp điều kiện chui qua da người . Ngoại cảnh của những ổ sán máng là những nơi nước đọng hoặc nước suối chảy chem.. schitosoma có thể sống trên cơ thể người 26 năm.

2. Dịch tễ học và phân phối theo địa dư:

– Bệnh được phát hiện đầu tiên do Cort(1928). Hiện nay người ta đã biết được rất nhiều giống schitosoma mà vĩ ấu trùng có khả năng đột nhập qua da người. Tuyệt đạ đa số ấu trùng chết rất nhanh sau khi qua da.

– Người mắc bệnh viêm da do schitosoma là những người bơI lội hoặc làm việc phải ngâm mình ở nước tù hàm hay chảy chậm có nhiều ốc, bị nhiễm phân vịt ngan, người nhiễm schitosoma.

– Bệnh rất phổ biến ở các nươc châu phi. Châu á, I-rắc, xyri, ấn độ, Trung quốc cũng có nhiều sán máng.Việt Nam chỉ xuất hiện ở vùng đồng chiêm trũng.

– Cho dù gây bệnh cảnh lâm sàng niệu-sinh dục, tiêu hóa , Schitosoma đều có 1 giai đoạn gây bệnh ở da.

LÂM SÀNG

1. Biểu hiện lâm sàng của viêm da do schitosoma :

– Biểu hiện lâm sàng của viêm da do schitosoma thay đổi tùy người. Điều này phụ thuộc vào đặc tính phản ứng của từng cơ thể và số lần bị nhiễm.

– Trong trường hợp bị nhiễm lần đầu các biểu hiện lâm sàng là ngứa 10-15 phút sau nhiễm. Trên da xuất hiện sẩn phù kiểu mày đay. ở chính sẩn phù có một chem. Như chem. Xuất huyết. Những triệu chứng này kéo dài khoảng 2-3 ngày. Trường hợp bị tái nhiễm nhiều lần thì chứng viêm da sẽ xuất hiện cấp diễn hơn, ngứa từng cơn dữ dội, phát ban đỏ, sẩn mày đay xuất hiện như lần đầu nhiễm bệnh.

+ Sẩn tiên phát sớm: Xuất hiện vào ngày thứ 2 màu đỏ nhạt không ngứa nhưng đến ngày thứ 7 thì phát ban và có ngứa.

+ Sẩn tiên phát chậm : xuất hiện vào ngày thứ 5-12 và tồn tại 2 tuần, da ở xung quanh ấu trùng xâm nhập nề ngứa.

+ Sẩn thứ phát: Gặp ở những người đã cảm thụ các sẩn này kèm theo phù da, phát ban đỏ, ngứa dữ dội, có cả bọng nước.

– Nói chung tổn thương do schitosoma tồn tại 1-2 tuần, hãn hữu kéo dài hàng tháng rồi tự mất.

2  bệnh sán máng tiết niệu- sinh dục.

– Lâm sàng : sau khi chui qua da, schitosoma gây nên viêm da, sẩn ngứa. Triệu chứng này xuất hiện sau 6-10 giờ. Toàn thân sốt, ho, phổi thâm nhiễm, bạch cầu ái toan tăng. Những dấu hiệu toàn thân này diễn biến trong 1 tháng, sau đó thời kỳ im lặng vài tuần đến 3 tháng. Hết thời kỳ này thấy bệnh nhân mệt mỏi, nhức đầu, sốt, gan lách to. Trong máu bạch cầu ái toan tăng, đái ra máu, máu ra từng giọt sau đái. Đôi khi nước tiểu đỏ.

– Soi bàng quang ở thời kỳ muộn thấy những sùi kiểu u nhú, có những chỗ xuất huyết và những vết loét. Lỗ niệu đạo đôi khi hẹp lại, đái khó và đái rắt. Có khi gây ứ nước tiểu ở bàng quang do niệu đạo bị hẹp và co thắt. Hậu quả này có thể dẫn đến viêm then ngược dòng, viêm bể thận, thận mủ.

– Usborn kiểm tra 231 người mắc sán máng co 91 người đái ra máu, 84 người đái rắt, 5 người mệt mỏi không rõ nguyên nhân, 47 người đau bong, 131 người có viêm da dạng mề đay.

– Những triệu chứng khác: viêm mào tinh hoàn, viêm tiền liệt tuyến, tràn dịch tinh mạc. ở nữ:  viêm niêm mạc âm đạo xơ cứng, cổ tử cung có polype, rong kinh, vô kinh, phù voi….

CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định

– Dựa vào xét nghiệm phân và nước tiểu . Lấy nước tiểu quay li tâm, lấy cặn cho vào nước đun sôi để nguội có trứng sán sẽ nở nhanh chóng thành mao ấu trùng, soi chúng sẽ thấy di động rõ.

2. Chẩn đoán phân biệt

– Với những bệnh nhân đái ra máu cần chẩn đoán phân biệt với lao bàng quang, viêm bàng quang, viêm thận, sỏi thận, sỏi niệu quản.

– Với những bệnh nhân đái buốt đái rắt cần phân biệt với viêm niệu đạo mạn do lậu hoặc không do lậu.

ĐIỀU TRỊ

– Cổ điển : người ta dùng antimoan. Hiện nay ít dùng thuốc độc, tiêm tĩnh mạch rất phiền phức, nếu không bọc thuốc cẩn thận sẽ gây bỏng niêm mạc miệng.

– phác đồ điều trị ở angola: Dùng niridazol 30mg/kg/ngày 5-7 ngày.Sau 1 tuần theo dõi xét nghiệm nếu nước tiểu còn sán máng thì cho một đợt khác với liều như trên.

– Hiện nay xuất hiện một số thuốc chống sán máng rất đặc hiệu chỉ cần uống một liều duy nhất:

+ Oltripraz viên 500 mg. Uống 1 ngày duy nhất 4 lần, mỗi lần 1 viên.

+ Oxamniquin, mausil, vausil : viên 250mg. Liều trẻ em và người lớn như nhau: 15mg/kg 1 lần duy nhất sau ăn tối.

( cả 2 loại này không được dùng cho phụ nữ cho con bú, có thai, động kinh)

– Sau 2 tuần điều trị, xét nghiệm nước tiểu nếu còn sán máng thì điều trị thêm 1 đợt điều trị nữa.

DỰ PHÒNG

– Vệ sinh môi trường.

– ở những nơi không có sán máng, diệt ốc bằn D.D.T

-Bôi mỡ Dimetyl phthalate 40% DMP, Dibutyl phthalate 40% DBP trước khi lội xuống nước có sán máng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *