BỆNH SÁN DÂY LỢN

BỆNH SÁN DÂY LỢN

(Taenia solium và taenia asiatica hay Taenia solium và pork tapeworm)

 

ĐẠI CƯƠNG

1. Các yếu tố nguy cơ nhiễm

Người có thể bị nhiễm sán dải heo ăn thịt heo không được nấu chín.

2. Đặc điểm dịch tễ

Trên thế giới có khoảng 2,5 triệu người mắc bệnh sán dải heo, bệnh gặp khắp nơitrên thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh phụ thuộc vào thói quen ăn nhất là ở những nơi có tập tụ căn thịt heo sống, chưa nấu chín. Việc quản lý phân thải chưa tốt như sử dụng các loại hố xí không hợp vệ sinh, nuôi heo thả rông. Ngoài ra, chưa có chế độ quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm chặt chẽ cũng làm bệnh có thể lưu hành. Ở châu Mỹ Latinh tỷ lệ nhiễm từ 0,2-2,7%, châu Á từ 3,9-38%, châu Phi từ 0,13-8,6%, các nướctheo đạo Hồi ở vùng Bắc Phi, Do Thái giáo thì hiếm gặp hơn.

Tại Việt Nam, theo điềutra của Viện Sốt Rét KST – CT TW, tỷ lệ nhiễm sán dải heo vùng đồng bằng từ 0,5-2%, vùng trung du và miền núi là 3,8-6%.

TRIỆU CHỨNG

1. Triệu chứng lâm sàng

– Triệu chứng nhiễm sán trưởng thành

+ Bệnh sán dải trưởng thành thường không biểu hiện triệu chứng rõ rệt, một số trường hợp có biểu hiện lâm sàng: đau bụng, đau tức vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa hoặc có triệu chứng thần kinh (suy nhược); dấu hiệu chính là thấy đốt sán ra theo phân; xuất hiện đốt sán theo phân (những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như sơ mít, đầu sán bằng phẳng) và một số trường hợp có trứng sán trong phân được phát hiện.

– Triệu chứng nhiễm ấu trùng sán dải heo

+ Ấu trùng sán dải thường hình thành nang ấu trùng có thể thấy ở bất cứ nơi nào trongcơ thể vật chủ của bệnh nhân.

+ Tùy theo số lượng nang ấu trùng và vị trí của nang mà người bệnh có những biểuhiện lâm sàng nặng, nhẹ khác nhau hoặc có thể gây tử vong.

-Bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau:

+ Tại não: cũng tùy thuộc vị trí mà triệu chứng biểu hiện chức năng cũng khác nhau như động kinh, liệt, nói ngọng, rối loạn ý thức và có những cơn nhức đầu dữ dội(tăng áp lực nội sọ);

+ Khi ấu trùng cư trú ở mắt gây: nang trong mí mắt, trong hốc mắt, kết mạc. Tùyvị trí nang sán mà có các triệu chứng như chèn ép sau nhãn cầu, tăng nhãn áp, giảm thịlực, chảy nước mắt, song thị, mù,…;

+Ấu trùng cư trú ở cơ vân: xuất hiện các nang dưới da với kích thước 0.5-2cm, di động dễ dàng, không ngứa; nang thường ở cơ bắp tay, chân hoặc cơ liên sườn, cơ lưng, ngực; các nang này có thể gây ra triệu chứng máy, giật cơ, đau đầu mãn tính; nếu một số nang đơn lẻ cần chú ý phân biệt với hạch;

+ Nang ấu trùng ở cơ tim có thể làm tim đập nhanh, tiếng tim biến đổi, người bệnh có dấu hiệu khó thở, ngất xỉu…

2. Cận lâm sàng

– Phát hiện sán trưởng thành:

+ Phát hiện kháng nguyên trong phân bằng kỹ thuật ELISA;

+ Phát hiện các đốt sán một đoạn 4-6 đốt sán ra theo phân

+ Soi phân tìm đốt sán dải trưởng thành hoặc tìm trứng sán (ít khi tìm thấy trứng

sán, chỉ thấy khi đốt sán bị vỡ vì một lý do nào đấy)

– Phát hiện bệnh ấu trùng sán heo:

+ Sinh thiết các nang sán dưới da tìm ấu trùng sán;

+ Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner) não tìm các hình ảnh đặc hiệu (các nang sán là những nốt dịch có chấm mờ, kích thước 3-5mm, đôi khi nang có kích thước lớn đến 10mm, rải rác có nốt dạng vôi hóa), chụp cộng hưởng từ MRI cho hình ảnh rõ hơn;

+ Chẩn đoán huyết thanh học (ELISA) phát hiện kháng thể và kháng nguyên ấu trùng sán dải heo trong huyết thanh bệnh nhân;

+ Một số trường hợp nhức sau nhãn cầu, tăng nhãn áp, giảm thị lực nếu nghi ngờ sán ở ổ mắt thì nên soi đáy mắt để xác định;

+ Xét nghiệm công thức máu toàn phần có thể có bạch cầu ái toan (Eo) tăng.

3. Chẩn đoán phân biệt

Khi một số trường hợp bệnh chưa rõ ràng, chúng ta nên chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm,… nhất là trong các bệnh nhân mắc ấu trùng sán heo ở hệ thần kinh:

+Viêm não, màng não do amíp, do vi khuẩn;

+ U tế bào hình sao ở hệ thần kinh trung ương;

+ U sọ hầu, u nguyên bào tủy;

+ Nhiễm virus cytomegalovirus, nhiễm giun tóc hệ thần kinh;

+ Bệnh sarcoidose, bệnh sán máng thể não;

+ Bệnh giun đũa chó, bệnh do toxoplasmosis;

+ Lao màng não;

ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

– Điều trị sớm: cần thiết chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện có đốt sán ra theo phân để tránh những biến chứng do sán dải (bệnh ấu trùng sán heo);

– Không nên điều trị bằng thuốc đông y, thuốc nam hoặc các thuốc cổ điển đối với bệnh sán dải heo vì dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm;

– Điều trị bệnh ấu trùng sán dải nên thực hiện ở cơ sở y tế trang bị phương tiện cấp cứu tốt, có bác sĩ chuyên khoa theo dõi.

2. Thuốc điều trị

Một số thuốc đặc hiệu cho bệnh sán dải và ấu trùng sán như praziquantel, niclosamide và albendazole.

3. Phác đồ điều trị

– Điều trị bệnh sán dải trưởng thành: praziquantel 15-20mg/kg cân nặng liều duy nhất hoặc niclosamide liều 2 gam cho người lớn liều duy nhất hoặc có thể lặp lại liều trong vòng 7 ngày nếu cần thiết;

– Điều trị bệnh ấu trùng sán, chúng ta có thể dùng 1 trong 2 phác đồ sau đây:

+ Praziquantel 30mg/kg/ngày x 15 ngày x 2-3 đợt (mỗi đợt cách nhau 10-20 ngày);

+ Hoặc Praziquantel 15-20mg/kg, liều duy nhất ngày đầu. Những ngày sau dùng albendazole 15mg/kg/ngày x 30 ngày x 2-3 đợt (đợt cách đợt 20 ngày).

– Với trẻ em, khi điều trị bằng thuốc niclosamide, cần cho liều theo cân nặng cơ thể và được chỉ định bởi bác sĩ:

+ Với những trẻ từ 11-34 kg: liều cho 1 g, liều duy nhất, điều trị có thể lặp lại trong vòng 7 ngày nếu cần thiết;

+ Với trẻ > 34 kg: liều cho 1.5 g, liều duy nhất, điều trị có thể lặp lại trong vòng 7 ngày nếu cần thiết.

PHÒNG TRÁNH

– Biện pháp chung là tuyên truyền, giáo dục sức khỏe về phòng chống bệnh cho cộng đồng.

– Đối với bệnh do sán dải trưởng thành:

+ Không ăn thịt heo, gan heo chưa nấu chín như nem, thính, nem chua, thịt heo tái, gan tái; kết hợp với các ngành chức năng kiểm tra chặt chẽ các lò mổ heo, loại bỏ các con vật mang ấu trùng sán; quản lý phân tốt: luôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không để heo thả rông ăn phân người; tốt nhất không nuôi heo thả rông.

– Đối với bệnh ấu trùng sán heo (Cysticercus cellulosae):

+ Không ăn rau sống, không uống nước lã; quản lý phân tốt, nhất là phân của nhữngngười nhiễm ấu trùng sán dải heo; phát hiện và điều trị sớm những người mắc bệnhsán dải và xử lý những con sán được tẩy ra, đặc biệt sán dải heo để ngăn ngừa mắcbệnh ấu trùng sán heo theo cơ chế tự nhiễm.

+ Ấu trùng sán heo chết ở -2oC, nhưng nếu ở 0oC đến -2oC nó sống được gần 2 tháng và ở nhiệt độ phòng thí nghiệm cũng sống được 26 ngày. Nếu muốn dùng thịt heo sống, phải để thịt ở -10oC trong 4 ngày mới đảm bảo. Ấu trùng bị giết chết ở 45 -50oC. Để đảm bảo an toàn ½ kg thịt phải đun sôi 1 giờ. Ấu trùng sán sống sau 22 ngày ngâm trong nước muối bão hòa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *