BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ NGƯỜI GIÀ

BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ NGƯỜI GIÀ

 

ĐẠI CƯƠNG

1. Định Nghĩa

Bệnh đục thủy tinh thể người già là một bệnh lý mà thủy tinh thể mất đi sự trong suốt ởngười lớn tuổi.

2. Phân Loại:

– Đục nhân: gây rối loạn thị giác sớm, nhất là ảnh hưởng đến thị lực.

– Đục vỏ: thị giác bị ảnh hưởng chậm hơn.

– Đục toàn bộ: thị lực giảm rất nhiều.

CHẨN ĐOÁN

1. Tiêu chuẩn chẩn đoán:

– Triệu chứng thực thể : thủy tinh thể bị đục.

– Triệu chứng cơ năng: một hoặc nhiều các triệu chứng sau.

+ Nhìn mờ.

+ Chóa mắt, nhùn hình ản

+ Dấu hiệu ‘‘ ruồi bay’ ’.

+ Nhìn mờ hơn khi môi trường xung quanh càng sáng và ngược lại nhìn rõ hơn khi môi trường ánh sáng yếu.

+ Cận thị nhẹ hoặc viễn thị nhẹ xuất hiện.

ĐIỀU TRỊ

1. Mục tiêu điều trị : cải thiện thị lực

2. Điều trị nội khoa: hiện nay không có thuốc uống hay thuốc nhỏ mắt nào có thể giúp cải thiện thị lực ở bệnh nhân đục thủy tinh thể.

Tuy nhiên một số một số công trình nghiên cứu ngành dược cho rằng có một số thuốc nhỏ mắt có thể làm chậm tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể và như vậy mắt bệnh nhân cũng sẽ chậm mờ hơn .

Nhóm thuốc có gốc: Pyridoxin hydroclorid , K iode/ Na iode như :Catarsat ( Allergan) , Catachol ( Alcon), Eyaren ( Samil): nhỏ mắt mỗi ngày 3 – 4 lần, mỗi lần 1 giọt và nhỏ thường xuyên liên tục. a. Điều trị phẫu thuật: có hai kỹ thuật mổ :

3. Phẫu thuật

– Phẫu thuật Phaco : dùng cho những trường hợp thủy tinh thể chưa chỉ đục nhân hay đục vỏ và mắt không có bệnh lý gì kèm theo mà sẽ gây khó khăn hay nguy hiểm cho phẫu thuật.

– Ưu điểm:

+ Đường mổ nhỏ < 3.2mm

+ Không đau

+ Không chảy máu

+ Mau lành

+ Cải thiện lực sớm.

– Phẫu thuật lấy thủy tinh thể ngoài bao: dùng cho những trường không thểhay không nên mổ Phaco như thủy tinh thể đục toàn bộ hay có bệnh lý mắt kèm theo.

– Ưu điểm:

+ Dùng cho tất cả trường hợp đục thủy tinh thể

+ Kỹ thuật đơn giản.

+Chi phí phẫu thuật thấp hơn.

Ưu điểm của cả hai kỹ thuật là nếu mổ tốt thì trên 95% bệnh nhân có thị lực sau mổ > 5/10.

– Thuốc sau mổ: dùng 7 ngày

+ Kháng sinh Quinolone: Ciprofloxacine 500mg : 1 viên x 3 lần / ngày

+ Kháng viêm Steroide: Prednisone 5 mg: 2 viên x 2 lần / ngày

+ Giảm đau Acetaminophen: Paracetamol 500mg: 1 viên x 3 lần/ ngày

+ Thuốc nhỏ mắt: Tobramycine+Dexamethasone: 1 giọt/lần x 10 lần/ ngày.

4. Theo dõi và dặn dò

a. Theo dõi

– 1 giờ sau mổ:

+ Tình trạng mạch , huyết áp.

+ Thay băng, kiểm tra lại mắt mổ, nếu tốt cho bệnh nhân xuất viện.

– 7 ngày và 1 tháng sau mổ:

+ Thị lực, nhãn áp.

+ Bán phần trước và bán phần sau nhãn cầu.

+ Tình trạng thủy tinh thể nhân tạo.

b. Dặn dò:

– Thuốc dùng sau mổ:

+ Dùng đúng thuốc 7 ngày theo toa xuất viện

+ Dùng thuốc sau khi ăn

– Ăn uống sau mổ:

+ Kiêng tránh bia, rượu, thuốc lá

+ Ăn uống theo chế độ kiêng nếu có bệnh lý kém theo như đái tháo đường, tăng huyết áp…

– Sinh hoạt:

+ Đeo kính bảo hộ mắt suốt 7 ngày để tránh chấn thương va chạm hoặc nước dơ, bụi rơi vào mắt.

+ Không làm việc nặng trong 7 ngày .

– Tái khám sau 7 ngày.

5. Tiêu chuẩn nhập viện:

– Thị lực < 3/ 10 cho bệnh nhân nhập viện phẫu thuật.

– Tuy nhiên việc nhập viện sớm hơn hay muộn hơn còn tùy thuộc:

+ Nghề nghiệp: như tài xế nhập viện sớm hơn nông dân.

+ Tuổi tác: càng lớn tuổi việc nhập viện có thể trì hoãn hơn.

+ Loại đục thủy tinh thể: đục nhân sẽ mổ sơm hơn đục vỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *